TTLA: Hỗ trợ cha mẹ trong giáo dục sức khoẻ sinh sản cho con ở độ tuổi trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội
2023-10-28T12:31:56+07:00
2023-10-28T12:31:56+07:00
https://sow.ussh.vnu.edu.vn/vi/dao-tao/dao-tao-tien-si/ttla-ho-tro-cha-me-trong-giao-duc-suc-khoe-sinh-san-cho-con-o-do-tuoi-trung-hoc-co-so-tai-thanh-pho-ha-noi-5227.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
https://sow.ussh.vnu.edu.vn/uploads/sow/logo-khoa-xhh.png
Thứ tư - 29/12/2021 12:31
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Thị Thanh Mai 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/5/1979 4. Nơi sinh: Thanh Hoá
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2016 của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Đổi tên đề tài theo quyết định số 822/QĐ-XHNV ngày 19 tháng 04 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
7. Tên đề tài luận án: Hỗ trợ cha mẹ trong giáo dục sức khoẻ sinh sản cho con ở độ tuổi trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội
9. Mã số: 9760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Hoàng Bá Thịnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Cha mẹ nhận thức được sự cần thiết của việc giáo dục SKSS cho con, tuy nhiên, cha mẹ vẫn chưa nhận thức rõ được vai trò của mình trong hoạt động giáo dục này. Nhận thức của bố mẹ về những thay đổi tâm sinh lý của của vị thành niên là khá tốt song vẫn chưa đầy đủ. Có khoảng 1/4 cha mẹ không trao đổi với con về chủ đề SKSS. Với những cha mẹ có trao đổi, mức độ và nội dung trao đổi vẫn ở mức thấp, những kĩ năng của cha mẹ sử dụng trong quá trình trao đổi cũng rất hạn chế.
- Cha mẹ chưa nhận được những hỗ trợ từ cộng đồng. Cha mẹ có nhu cầu cao được hỗ trợ để nâng cao kiến thức và kĩ năng trong giáo dục con về SKSS.
- Chương trình can thiệp 8 buổi đối với các bố mẹ trong nhóm thực nghiệm đã thể hiện tính hiệu quả trong việc nâng cao năng lực của các cha mẹ trong việc giáo dục con về SKSS. Trong khi nhóm can thiệp có những thay đổi rõ rệt về cả kiến thức, mức độ tự tin, kĩ năng và tần suất thảo luận với con về chủ đề này, nhóm đối sánh không có sự thay đổi nào đáng kể.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Quy trình can thiệp có thể áp dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cha mẹ trong giáo dục sức khoẻ sinh sản cho con ở độ tuổi vị thành niên.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Ảnh hưởng của hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho con của cha mẹ đến hành vi tình dục của con.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Ngô Thị Thanh Mai (2019), “Sáng kiến giáo dục cha mẹ trong chương trình “Cha mẹ trò chuyện, vị thành niên khoẻ mạnh” tại Mỹ và đề xuất vận dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 64(8), tr. 197-206.
- Ngô Thị Thanh Mai (2019), “Parental reproductive health education for adolescents in Hanoi city”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 63(11), tr. 175-186.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Ngo Thi Thanh Mai 2. Sex: Female
3. Date of birth: 23/05/1979 4. Place of birth: Thanh Hoa province
5. Admission decision number: 4618/QĐ-XHNV dated December 29, 2016 of the University of Social Sciences and Humanities, National university in Hanoi.
6. Changes in academic process:
Renamed the topic according to the decision No. 822/QD-XHNV dated April 19, 2021 of the University of Social Sciences and Humanities, National unversity in Hanoi.
7. Official thesis title: Support parents in reproductive health education for children at the age of secondary school in Hanoi city
8. Major: Social work 9. Code: 9760101.01
10. Supervisors: Pro. Dr Hoang Ba Thinh
11. Summary of the new findings of the thesis:
- Parents are aware of the need for reproductive health education for their children, however, parents are still not aware of their role in this reproductive health education. Parents' awareness of the psychophysiological changes of adolescents is quite good but still incomplete. About a quarter of parents do not talk to their children about reproductive health. For those parents who do have communication with children, the level and content of the exchange is still low, and the skills parents use in the communication process are also very limited.
- Parents have not received support from the community. Parents have high needs to be supported to improve their knowledge and skills in educating their children about reproductive health.
- The 8-session intervention program for parents in the experimental group has shown its effectiveness in improving the capacity of parents in educating their children about reproductive health. While the intervention group had marked changes in both knowledge, confidence level, skills and frequency of discussions with their children on this topic, the control group had no significant changes.
12. Practical applicability, if any:
The intervention process can be applied in practice to improve parents' capacity in reproductive health education for their adolescent children.
13. Further research directions, if any:
Parents' reproductive health education activities influence their children's sexual behavior.
14. Thesis-related publications:
- Ngo Thi Thanh Mai (2019) “Innovations in “Talking parents, Healthy teens” program in American and suggestion to apply in Vietnam”, HNUE Journal of Science 64(8), pp. 197-206.
- Ngo Thi Thanh Mai (2019) “Parental reproductive health education for adolescents in Hanoi city”, HNUE Journal of Science 63(11), pp.175-186.
Tác giả: SOW
Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn