Khái quát về khoa Xã hội học

Thứ năm - 05/04/2018 16:53
                                                                           KHOA XÃ HỘI HỌC                                       TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV, ĐHQG HÀ NỘI   Lịch sử hình thành
  • Năm 1991, Khoa Xã hội học - Tâm Lý học được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Năm 1997, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ra quyết định tách Khoa Xã hội học - Tâm lý học thành hai khoa: Khoa Xã hội học và Khoa Tâm lý học.
  • Từ năm 2006, bên cạnh việc đào tạo chuyên ngành Xã hội học, Khoa là một trong những cơ sở đầu tiên của cả nước đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội.
  Sứ mệnh Đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sáng tạo, truyền bá tri thức và kỹ năng sâu, rộng về xã hội học và công tác xã hội, góp phần phục vụ kịp thời sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.   Thành tựu tiêu biểu Với đội ngũ cán bộ có chất lượng cao gồm có 01 GS.TS, 07 PGS.TS, 07 TS, 11 NCS và 3 ThS (năm 2017), Khoa đã đạt nhiều thành tựu trên các mảng hoạt động như:
  • Về đào tạo: hàng năm, Khoa đào tạo khoảng 160 cử nhân, 80 thạc sĩ, 10 NCS hai ngành (Xã hội học và Công tác xã hội), cũng như phối hợp với một số Bộ, ban, ngành tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn bổ sung kiến thức về Xã hội học và Công tác xã hội.
  • Về nghiên cứu khoa học: 100% đội ngũ cán bộ của Khoa có kinh nghiệm chủ trì, tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và các dự án hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước. Năm học 2016-2017, các cán bộ của Khoa đã công bố 01 bài ISI/Scopus, 03 bài báo quốc tế và nhiều bài báo trên các hội thảo khoa học quốc tế, các tạp chí có uy tín trong nước. Tính trung bình mỗi cán bộ có 03 bài báo khoa học được công bố.
  • Về hợp tác quốc tế: mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa Khoa với các đối tác thuộc các trường đại học ở Nhật Bản, Pháp, Đức, Bỉ, Thụy Điển, Mỹ, Australia … luôn được duy trì và đem lại nhiều sản phẩm hợp tác như: chương trình đào tạo Thạc sỹ Xã hội học ứng dụng, chương trình đào tạo Thạc sỹ Công tác Xã hội, kỉ yếu hội thảo quốc tế, sách, bài báo khoa học hay các dịch vụ phát triển cộng đồng và các dự án nghiên cứu quốc tế.
  •  
  Định hướng phát triển: Khẩu hiệu hành động: Đoàn kết - Sẻ chia; Giá trị tiếp diễn; Phát triển toàn diện.
  • Tăng cường đào tạo chuyên sâu ở bậc đại học, phát triển các chương trình đào tạo về nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ở bậc thạc sỹ.
  • Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và cung cấp dịch vụ xã hội.
  • Đa dạng hóa và phát huy tối đa các nguồn lực phát triển với khẩu hiệu hành động: Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển toàn diện.
  • Cải cách chương trình đào tạo theo hướng cập nhật và hội nhập quốc tế.
  Sự phù hợp giữa giá trị cốt lõi của Khoa và triết lý “Khai phóng” của Nhà trường:  

Giá trị cốt lõi của Khoa là “Thích ứng – Hội nhập – Sáng tạo – Chất lượng cao” hoàn toàn phù hợp với triết lý “Khai phóng” của Nhà trường. Sự phù hợp thể hiện ở chỗ, giáo dục và đào tạo xã hội học nhằm cung cấp cho người học một nền tảng kiến thức rộng về xã hội và các kỹ năng linh hoạt, có thể chuyển đổi được và thích ứng được với môi trường xã hội biến đổi không ngừng. Tự do và sáng tạo trong học thuật là nền tảng cho mọi sự phát triển và hội nhập của người học. Trên cơ sở đó, chương trình đào tạo bao gồm nhiều lĩnh vực học thuật và gợi ý cho người học nhiều chiến lược học tập để có thể tự lựa chọn con đường thành công của cá nhân. Chất lượng của giá trị cốt lõi chính là sự hài hòa giữa kiến thức rộng, kỹ năng đa dạng và đạo đức phục vụ cộng đồng cũng xã hội với tư cách công dân toàn cầu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây