Thông báo tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ đợt 1 năm 2022

Thứ năm - 03/03/2022 08:48
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo 44 chuyên ngành thạc sĩ (300 chỉ tiêu), 31 chuyên ngành tiến sĩ (60 chỉ tiêu) năm 2022.
Cổng đăng ký dự tuyển trực tuyến:  http://tssdh.vnu.edu.vn
(Lưu ý: Với thí sinh đăng kí xét tuyển thẳng thạc sĩ  xét tuyển tiến sĩ, ngoài việc đăng kí trực tuyến, thí sinh phải nộp hồ sơ theo quy định được thông báo khi đăng kí dự tuyến trực tuyến thành công).

I. Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ:
1. Danh mục các chuyên ngành tuyển sinh đào tạo thạc sĩ
TT Đơn vị đào tạo Các chuyên ngành tuyển sinh       Mã số
  1.  
Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông Báo chí học   8320101.01
Báo chí học (định hướng ứng dụng) 8320101.01
Quản trị báo chí truyền thông (định hướng ứng dụng) 8320101.01
  1.  
Khoa Du lịch học Du lịch 8810101.01
  1.  
Khoa Đông Phương học Châu Á học 8310608.01
  1.  
Khoa Khoa học Chính trị Chính trị học 8310201.01
Chính trị học (định hướng ứng dụng) 8310201.01
Hồ Chí Minh học 8310204.01
  1.  
Khoa Khoa học quản lí Chính sách công 8340402.01
Khoa học quản lí 8340401.01
Quản lí khoa học và công nghệ 8340412.01
Quản lí khoa học và công nghệ (định hướng ứng dụng) 8340412.01
  1.  
Khoa Lịch sử Khảo cổ học                                      8229010.01
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam  8229010.02
Lịch sử thế giới 8229010.03
Lịch sử sử học và sử liệu học 8229010.04
Lịch sử văn hóa Việt Nam 8229040.01
Lịch sử Việt Nam                             8229010.05
Quản lí văn hóa 8319042.01
  1.  
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Lưu trữ học 8320303.01
Lưu trữ học (định hướng ứng dụng) 8320303.01
Quản trị văn phòng 8340406.01
Quản trị văn phòng (định hướng ứng dụng) 8340406.01
  1.  
Khoa Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học 8229020.01
  1.  
Khoa Nhân học Nhân học                                           8310302.01
  1.  
Khoa Quốc tế học Quan hệ quốc tế 8310601.01
  1.  
Khoa Tâm lí học Tâm lí học                 8310401.01
Tâm lí học lâm sàng (định hướng ứng dụng) 8310401.02
  1.  
Khoa Thông tin – Thư viện Khoa học thông tin-thư viện 8320201.01
Khoa học thông tin-thư viện (định hướng ứng dụng) 8320201.01
  1.  
Bộ môn Tôn giáo học Tôn giáo học 8229009.01
Tôn giáo học (định hướng ứng dụng) 8229009.01
  1.  
Khoa Triết học Chủ nghĩa xã hội khoa học 8229001.02
Triết học 8229001.01
  1.  
Khoa Văn học Hán Nôm       8220104.01
Lí luận văn học                                 8229030.01
Lí luận, lịch sử điện ảnh-truyền hình 8210232.01
Văn học dân gian 8229030.02
Văn học nước ngoài                         8229030.03
Văn học Việt Nam                            8229030.04
  1.  
Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt Việt Nam học 8310630.01
  1.  
Khoa Xã hội học Công tác xã hội 8760101.01
Công tác xã hội (định hướng ứng dụng) 8760101.01
Xã hội học                                                                 8310301.01
2. Điều kiện dự tuyển:
2.1 Về văn bằng
- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp.
- Đối với các chương trình định hướng nghiên cứu: yêu cầu với ứng viên phải tốt nghiệp đại học từ Khá trở lên hoặc các ứng viên tốt nghiệp dưới hạng Khá phải có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu.
- Đáp ứng yêu cầu thâm niên công tác theo đối tượng quy định trong khung chương trình đào tạo (CTĐT) của các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ.
- Văn bằng của ứng viên tốt nghiệp đại học ngành phù hợp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Danh mục chi tiết các chuyên ngành tuyển sinh, các yêu cầu về văn bằng, điều kiện thâm niên, bổ túc kiến thức: Xem tại đây
2.2 Về trình độ ngoại ngữ:
Từ năm 2022, nội dung môn thi Ngoại ngữ đã bị loại bỏ theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ. Ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ của chương trình dự tuyển được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ cụ thể như sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 02 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;
 - Một trong các Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ĐHQGHN công nhận, còn hiệu lực trong thời hạn 02 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo. Việc xét tuyển người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào học tại ĐHQGHN được thực hiện theo Quy định về việc thu hút và quản lý sinh viên quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội được ban hành theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18 tháng 12 năm 2017.
- Các khóa đào tạo thạc sĩ tuyển sinh từ năm 2022 có chuẩn đầu ra đối với trình độ ngoại ngữ đạt từ Bậc 4 trở lên hoặc tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
* Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ tương được bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc sử dụng trong tuyển sinh thạc sĩ ở ĐHQGHN XEM TẠI ĐÂY
* Danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ Ngoại ngữ được công nhận trong tuyển sinh thạc sĩ tại ĐHQGHN: XEM TẠI ĐÂY
3. Phương thức tuyển sinh
3.1 Thi tuyển truyền thống:
- Các môn thi tuyển sinh thạc sĩ gồm: môn thi Cơ bản và môn thi Cơ sở.
+ Danh sách môn thi Cơ bản/Cơ sở: XEM TẠI ĐÂY
+ Nội dung đề cương môn thi Cơ bản: XEM TẠI ĐÂY
+ Nội dung đề cương môn thi Cơ sở: XEM TẠI ĐÂY
3.2 Xét tuyển thẳng thạc sĩ:
a) Điều kiện xét tuyển thẳng:
Các thí sinh đăng ký dự tuyển đào tạo thạc sĩ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được xét tuyển thẳng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Về bằng tốt nghiệp trình độ đại học: đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) thuộc các CTĐT sau đây của Đại học Quốc gia Hà Nội: tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao (được nhà nước đầu tư), các CTĐT đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN-QA, ABET...) hoặc các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (đối với khóa tuyển sinh còn trong thời hạn).
+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các CTĐT chuẩn, chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT của Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Tốt nghiệp một số ngành đại học chính quy ngành phù hợp hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ) của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Điểm thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học (xem quy định tại điểm b của mục này) có thể được cộng thêm vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của thí sinh để xét tuyển thẳng.
- Về năng lực ngoại ngữ: có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại mục 2.
b) Quy định về mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học:
- Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:
+ Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.
+ Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.
- Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm;
- Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0.5 điểm.
c) Thời gian tổ chức xét tuyển thẳng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức xét tuyển thẳng năm 2022 trước 12h00 ngày 11/4/2022 ngay sau khi hết hạn thời gian xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả cho thí sinh chậm nhất 1 tuần trước khi tổ chức thi tuyển.
Những thí sinh không đạt điều kiện xét tuyển thẳng sẽ được chuyển sang hình thức thi tuyển ngay trong kỳ tuyển sinh đợt 1 năm 2022.
d) Chỉ tiêu xét tuyển thẳng: không vượt quá chỉ tiêu được phân bổ cho mỗi chuyên ngành.
e) Nguyên tắc xét tuyển thẳng: xét đúng các đối tượng đã quy định tại điểm a) của mục này, xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.
f) Lệ phí xét tuyển thẳng: thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng nộp lệ phí như thí sinh đăng ký dự tuyển thông thường.
Danh sách các ngành đào tạo đại học đủ điều kiện xét tuyển thẳng thạc sĩ năm 2022XEM TẠI ĐÂY
II. Tuyển sinh đào tạo tiến sĩ
1. Danh mục các chuyên ngành tuyển sinh đào tạo tiến sĩ
TT Đơn vị đào tạo Các chuyên ngành tuyển sinh Mã số
  1.  
Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông Báo chí học 9320101.01
  1.  
Khoa Du lịch học Du lịch 9810101.01
  1.  
Khoa Đông Phương học Đông Nam Á học 9310608.02
Trung Quốc học 9310608.01
  1.  
Khoa Khoa học Chính trị Chính trị học 9310201.01
Hồ Chí Minh học 9310204.01
  1.  
Khoa Khoa học quản lí Quản lí khoa học và công nghệ 9340412.01
  1.  
Khoa Lịch sử Khảo cổ học                               9229010.01
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam  9229010.02
Lịch sử sử học và sử liệu học 9229010.04
Lịch sử thế giới                        9229010.03
Lịch sử Việt Nam 9229010.05
  1.  
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Lưu trữ học 9320303.01
  1.  
Khoa Ngôn ngữ học Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam                          9229020.02
Ngôn ngữ học 9229020.01
Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu 9229020.03
Ngôn ngữ Việt Nam 9229020.04
  1.  
Khoa Nhân học Nhân học                                               9310302.01
  1.  
Khoa Quốc tế học Quan hệ quốc tế 9310601.01
  1.  
Khoa Tâm lí học Tâm lí học 9310401.01
  1.  
Khoa Thông tin – Thư viện Khoa học Thông tin – Thư viện 9320201.01
  1.  
Bộ môn Tôn giáo học Tôn giáo học 9229009.01
  1.  
Khoa Triết học Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 9229001.01
Chủ nghĩa xã hội khoa học 9229001.02
  1.  
Khoa Văn học Hán Nôm 9220104.01
Lí luận văn học                                       9229030.01
Văn học dân gian                                 9229030.02
Văn học nước ngoài                 9229030.03
Văn học Việt Nam                     9229030.04
  1.  
Khoa Xã hội học Công tác xã hội 9760101.01
Xã hội học                                                       9310301.01
2. Điều kiện dự tuyển:
a) Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:
- Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
- Có đủ sức khoẻ để học tập.
- Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
- Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của CTĐT định hướng nghiên cứu và các công trình công bố theo quy định. Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.
- Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
- Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
+ Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;
+ Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
+ Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
- Có công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
- Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm và thâm niên công tác theo yêu cầu cụ thể của từng chuyên ngành đào tạo (xem tại mục e)
- Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo.
Danh mục chuyên ngành, đối tượng, điều kiện tuyển sinh tiến sĩ: XEM TẠI ĐÂY
b) Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu về ngoại ngữ của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ Bậc 4 trở lên (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam), được ĐHQGHN công nhận còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển (danh sách các loại chứng chỉ và cơ sở cấp chứng chỉ xem tại nội dung điều kiện ngoại ngữ với người dự tuyển thạc sĩ tại mục I)
c) Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo tiến sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo.
d) Các yêu cầu khác theo đặc thù của đơn vị và CTĐT.
- Thí sinh đăng ký dự tuyển đào tạo tiến sĩ theo Đề án 89 của Bộ GD&ĐT phải đáp ứng tiêu chuẩn tham gia tuyển chọn tại Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT ngày 08/09/2021. Danh sách các chuyên ngành được đào tạo theo Đề án 89 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN theo Quyết định 1667/QĐ-BGDĐT ngày 01/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
TT Tên chuyên ngành      Mã số
  1.  
Báo chí học 9320101.01
  1.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 9229001.01
  1.  
Đông Nam Á học 9310608.02
  1.  
Khảo cổ học                                                       9229010.01
  1.  
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                      9229010.02
  1.  
Lịch sử thế giới                        9229010.03
  1.  
Lịch sử Việt Nam 9229010.05
  1.  
Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu 9229020.03
  1.  
Quan hệ quốc tế 9310601.01
  1.  
Quản lí khoa học và công nghệ 9340412.01
  1.  
Tâm lí học 9310401.01
  1.  
Xã hội học                                                       9310301.01
- Thí sinh dự tuyển đáp ứng điều kiện tại Điều 4 Quy định xét cấp học bổng của ĐHQHN cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc ban hành theo Quyết định số 3688/QĐ-ĐHQGHN ngày 19/11/2021 của Giám đốc ĐHQGHN có thể nộp hồ sơ đăng ký xét cấp học bổng dành cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc.
e)  Điều kiện thâm niên công tác:
- Không yêu cầu kinh nghiệm công tác gồm các chuyên ngành: Công tác xã hội, Chính trị học, Du lịch, Đông Nam Á học, Hồ Chí Minh học, Khảo cổ học, Lí luận văn học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử sử học và sử liệu học, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, Ngôn ngữ Việt Nam, Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Tâm lí học, Tôn giáo học, Trung Quốc học, Văn học Việt Nam, Văn học dân gian, Văn học nước ngoài
- Yêu cầu ít nhất 01 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học) đối với các chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thư viện, Xã hội học.
- Yêu cầu ít nhất 02 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học) đối với các chuyên ngành: Báo chí, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử (không yêu cầu kinh nghiệm đối với người có bằng thạc sĩ ngành Triết học hoặc bằng cử nhân Triết học loại Giỏi trở lên), Chủ nghĩa xã hội khoa học (không yêu cầu kinh nghiệm đối với người có bằng thạc sĩ ngành Triết học hoặc bằng cử nhân Triết học loại Giỏi trở lên), Hán Nôm, Lưu trữ học (không yêu cầu kinh nghiệm đối với người có bằng thạc sĩ ngành Lưu trữ hoặc bằng cử nhân Lưu trữ loại Giỏi trở lên), Quản lí khoa học và công nghệ.
3. Phương thức tuyển sinh: xét tuyển thông qua hồ sơ đánh giá chuyên môn.
- Danh mục hồ sơ chuẩn bị đăng kí tuyển sinh tiến sĩ: XEM TẠI ĐÂY
- Mẫu hồ sơ đăng kí xét tuyển: XEM TẠI ĐÂY
III. Thủ tục đăng kí dự tuyển và lịch thi tuyển sinh
1. Thủ tục đăng kí dự tuyển:
Thí sinh dự thi và xét tuyển thẳng thạc sĩ, xét tuyển tiến sĩ đăng ký trực tuyến tại cổng thông tin tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn
Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
Thời gian đăng kí: từ 8h00 ngày 22/02/2022 đến 17h00 ngày 08/4/2022.
Lưu ý: Đối với thí sinh đăng kí xét tuyển thẳng thạc sĩ  xét tuyển tiến sĩ ngoài việc đăng kí trực tuyến, thí sinh phải nộp hồ sơ theo quy định được thông báo khi đăng kí dự tuyến trực tuyến thành công theo khung thời gian trên.
2. Lịch tuyển sinh:
2. 1 Lịch xét tuyển thẳng đào tạo thạc sĩ:
Thời gian tổ chức xét tuyển thẳng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức xét tuyển thẳng sau khi kết thúc hạn đăng kí dự tuyển và trước 12h00 ngày 11/4/2022 và thông báo kết quả cho thí sinh chậm nhất 1 tuần trước khi tổ chức thi tuyển.
2.2 Lịch trình tuyển sinh:
Trình độ Công việc Thời gian
Thạc sĩ Tập trung thí sinh và thi môn Cơ bản Sáng thứ Bảy, 16/4/2022
Thi môn Cơ sở Chiều thứ Bảy, 16/4/2022
Tiến sĩ Xét tuyển tiến sĩ Từ 18/4 đến 28/4/2022
IV. Thời gian đào tạo các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ
- Thạc sĩ: Thời gian đào tạo chuẩn là 2 năm;
- Tiến sĩ: Thời gian đào tạo chuẩn đối với người có bằng thạc sĩ là 03 năm, người có bẳng cử nhân loại Giỏi trở lên là 04 năm.
V. Lệ phí:
1. Đối với tuyển sinh đào tạo thạc sĩ : 300.000đ/thí sinh.
2. Đối với tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ : 260.000đ/thí sinh (xét tuyển từ thạc sĩ), 500.000đ/thí sinh (xét tuyển từ cử nhân).
Lưu ý: không hoàn lại lệ phí dự tuyển nếu thí sinh rút hồ sơ dự tuyển hoặc không tham gia dự tuyển.
3. Hình thức nộp lệ phí dự thi :
- Chuyển khoản
+ Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
+ Số tài khoản: 2221.0000.656.899; tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (BIDV Thanh Xuân)
Khi chuyển khoản ghi rõ các thông tin: Họ và tên; Ngày sinh; Mã ĐKDT (được cấp khi đăng kí trực tuyến thành công), chuyên ngành dự thi Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.
- Nộp trực tiếp tại Trường.
VI.  Thông tin tư vấn về điều kiện văn bằng, bổ túc kiến thức, điều kiện ngoại ngữ…  để đăng kí dự tuyển xin liên hệ theo địa chỉ :
Phòng Đào tạo (phòng 601 nhà E), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội .
+ Điện thoại hỗ trợ tuyển sinh: (024) 3858.3957  -  Zalo: 0912.708.840 (trước 22h00 hàng ngày)
+ Website tuyển sinh: http://tuyensinh.ussh.edu.vn
+ Email liên hệ:
tuyensinhsdh@ussh.edu.vn (chính thức từ 2022)
tuyensinhsdh.ussh@gmail.com (hỗ trợ bổ sung)
+ Fanpage: https://www.facebook.com/tuyensinhsdh.USSH
 
Thí sinh có thể xem chi tiết nội dung thông báo tuyển sinh TẠI ĐÂY.

Trân trọng thông báo./.

Tác giả: SOW

Nguồn tin: Trang tuyển sinh - Trường Đại học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây