Tuyển nhóm chuyên gia trong nước cho nghiên cứu "Thực trạng nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số đi học bằng thuyền về quyền học tập và an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại tỉnh Hoà Bình"

Thứ hai - 21/08/2023 16:07
Trong đợt kêu gọi sáng kiến đợt 4 của JIFF, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển CTXH thực hiện dự án “Nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số đi học bằng thuyền về quyền học tập và an toàn giao thông đường thủy nội địa tại tỉnh Hòa Bình” Dự án thực hiện tại 03 trường phổ thông tại tỉnh Hòa Bình.
Tuyển nhóm chuyên gia trong nước cho nghiên cứu "Thực trạng nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số đi học bằng thuyền về quyền học tập và an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại tỉnh Hoà Bình"

image

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2023

 

TUYỂN NHÓM CHUYÊN GIA TRONG NƯỚC CHO NGHIÊN CỨU “THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT CHO CHA MẸ VÀ TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐI HỌC BẰNG THUYỀN VỀ QUYỀN HỌC TẬP VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI TỈNH HÒA BÌNH

 

1. Bối cảnh nghiên cứu:

Quỹ thúc đẩy sáng kiến Tư pháp (JIFF) là một trong 2 hợp phần của Chương trình tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ dưới hình thức ODA không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam; cơ quan chủ quản là Bộ Tư pháp. Với mục tiêu tăng cường xây dựng pháp quyền thông qua hệ thống tư pháp tin cậy và dễ dàng tiếp cận; cụ thể là tăng cường tiếp cận công lý cho nhóm đối tượng yếu thế/dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo.

Trong đợt kêu gọi sáng kiến đợt 4 của JIFF, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển CTXH thực hiện dự án “Nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số đi học bằng thuyền về quyền học tập và an toàn giao thông đường thủy nội địa tại tỉnh Hòa BìnhDự án thực hiện tại 03 trường phổ thông tại tỉnh Hòa Bình.

Hồ Hoà Bình nằm trong khu vực hồ thuỷ điện Hoà Bình, là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có diện tích trên 10.450 ha trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình bao gồm: Thành phố Hoà Bình và 4 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu với chiều dài 80 km. Người dân ở các xã ven hồ đã phát triển nghề khai thác thuỷ sản và nhiều trẻ em đi học bằng thuyền trên lòng hồ Hòa Bình, từ bờ này sang bờ bên kia, có em cha mẹ đưa đi; có gia đình, anh trai lớp 5 tự chèo thuyền chở em lớp 3 đi học. Thuyền nhỏ, lòng hồ thì sâu. Một số gia đình thuê chung thuyền chở các em đi học và đón về. Nhiều học sinh không mặc áo phao, đùa nghịch trên thuyền. Có trường hợp ngã, chết đuối vì không mặc áo phao. Do đi lại khó khăn, nhà xa, nhiều học sinh bỏ học giữa chừng hoặc không học lên cao, nhiều cha mẹ chưa nắm chắc về quyền học tập của trẻ em trong hiến pháp 2013 và Luật an toàn giao thông (ATGT) đường thủy nội địa 2014. Dự án sẽ triển khai tại 3 trường tiểu học và THCS, tỉnh Hòa Bình: Trường tiểu học, trung học cơ sở Ngòi Hoa; xã Suối Hoa; huyện Tân Lạc, Trường phổ thông dân tộc bán trú Thái Thịnh; xóm Tiểu Khu, Xã Thái Thịnh, Thành phố Hòa Bình, Trường phổ thông dân tộc bán trú Vầy Nưa; xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Tại 3 trường này có 213 học sinh đi học bằng thuyền trên lòng hồ Hòa Bình. Các em phần lớn là dân tộc thiểu số, nghèo, bố mẹ làm nghề khai thác thủy sản. Nhiều em có thể nghỉ học sớm vì đi học bằng thuyền gặp nhiều khó khăn mỗi khi trời mưa to, nắng gắt, thời tiết cực đoan. Dự án nâng cao nhận thức cho học sinh, cha mẹ, giáo viên về quyền học tập của trẻ em, an toàn giao thông và kỹ năng phòng chống đuối nước. Để triển khai các hoạt động được tốt và đạt hiệu quả cao, Dự án tìm hiểu Thực trạng nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số đi học bằng thuyền về quyền học tập và an toàn giao thông đường thủy nội địa tại tỉnh Hòa Bình

Kết quả nghiên cứu sẽ lồng ghép trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số đi học bằng thuyền về quyền học tập và an toàn giao thông đường thủy nội địa tại tỉnh Hòa Bình. Nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập và an toàn giao thông đường thủy nội địa cho các em học sinh

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về quyền học tập của trẻ em và an toàn giao thông đường thủy nội địa

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số đi học bằng thuyền về quyền học tập và an toàn giao thông đường thủy nội địa tại tỉnh Hòa Bình

- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số đi học bằng thuyền về quyền học tập và an toàn giao thông đường thủy nội địa tại tỉnh Hòa Bình

- Đề xuất các khuyến nghị về giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng nghỉ học và an toàn giao thông đường thủy nội địa tại tỉnh Hòa Bình

2.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Pham vi nội dung: + Nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số đi học bằng thuyền về quyền học tập và an toàn giao thông đường thủy nội địa

+ Thực trạng học tập của trẻ em đi học bằng thuyền tại 3 trường phổ thông

+ Thực trạng đi học bằng thuyền trên hồ Hòa Bình của trẻ em tại 3 trường phổ thông

+ Các yếu tố tác động đến nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số đi học bằng thuyền về quyền học tập và an toàn giao thông đường thủy nội địa tại tỉnh Hòa Bình

+ Các giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý, giảm thiểu tình trạng nghỉ học và an toàn giao thông đường thủy nội địa tại tỉnh Hòa Bình

- Địa bàn: Tại 3 trường: 1) Trường trung học cơ sở bán trú Thái Thịnh, xã Hòa Bình, Thành phố hòa Bình; 2) Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc; 3) Trường Tiểu học và THCS Ngòi Hoa, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc.

- Thời gian: Tháng 9/2023

- Khách thể: Cha mẹ và giáo viên

+ Cán bộ Sở giáo dục và Sở tư pháp, cán bộ 3 xã và cán bộ y tế tại 3 xã

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Phỏng vấn 150 cha mẹ có con đi học bằng thuyền tại 3 trường phổ thông

3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 26 người (2 cán bộ Sở giáo dục và Sở tư pháp, 6 cán bộ xã và y tế,18 giáo viên, cha mẹ, học sinh). Thảo luận 3 nhóm cha mẹ và giáo viên.

3.4. Thảo luận nhóm:

Thảo luận 3 nhóm cha mẹ và giáo viên.

4. Sản phẩm dự kiến

- Bộ công cụ khảo sát: Bảng phỏng vấn theo bảng hỏi, Bảng hỏi phỏng vấn sâu, Bảng nội dung thảo luận nhóm

- Số liệu khảo sát được xử lý theo chương trình SPSS, Biên bản phỏng vấn sâu, Biên bản thảo luận nhóm.

- Báo cáo kết quả khảo sát

- Báo cáo kết quả nghiên cứu

5. Yêu cầu của tư vấn

Hoạt động này đòi hỏi chuyên gia/nhóm chuyên gia có kinh nghiệm tổ chức điều tra khảo sát xã hội học đối với người dân miền núi, dân tộc thiểu số. Ngoài ra, chuyên gia/nhóm chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm nắm được các kỹ thuật và công cụ xử lý số liệu, khai thác số liệu, viết báo cáo. Cụ thể như sau:

(1) Về trình độ

Có trình độ ThS Xã hội học, Công tác xã hội trở lên.

(2) Chuyên môn:

Hiểu biết về người dân vùng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, chuyên gia cần biết, nắm được các phương pháp điều tra xã hội học, xử lý và phân tích số liệu.

(3) Kinh nghiệm.

  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu, điều tra xã hội học về người dân vùng dân tộc
  • Có phương pháp và kỹ thuật, công cụ khảo sát XHH
  • Có kinh nghiệm làm việc với tổ chức Liên hợp quốc (UN), các tổ chức quốc tế khác
  • Yêu cầu tư vấn gửi đề xuất nội dung, kế hoạch, chương trình phương pháp và dự trù kinh phí, ngày công thực hiện

(4) Thời gian dự kiến: 6/ 9 – 25/9/2023

(5) Phí chuyên gia: Phí chuyên gia được trả theo mức của nhà tài trợ.

6. Kế hoạch triển khai dự kiến

Thời gian Hoạt động
6/9 – 7/9
  • Viết tổng quan nghiên cứu
  • Xây dựng bộ công cụ
8/9 – 9/9
  • Thảo luận Bộ công cụ
10/9 – 11/9
  • Tập huấn bộ công cụ
12/9 – 25/9
  • Khảo sát tại 3 Trường
1/10 – 13/10
  • Tổng hợp, nhập dữ liệu, viết báo cáo kết quả khảo sát
14/10 – 27/10
  • Báo cáo tổng hợp
6.1. Quản lý rủi ro

Nghiên cứu có thể gặp phải rủi ro như sau:

Rủi ro Mức độ Hướng xử lý
Trời mưa đi lại khó khăn do sụt lở đất Trung bình Hướng dẫn giáo viên phỏng vấn theo bảng hỏi cha mẹ có con đi học bằng thuyền
6.2. Hồ sơ ứng tuyển
  • Đề xuất nghiên cứu (proposal): chi tiết tổng quan tài liệu, đề xuất khung phân tích, phương pháp nghiên cứu dựa trên kế hoạch dự kiến của TOR;
  • Đề xuất ngân sách chi tiết;
  • Sơ yếu lý lịch (CV) của thành viên nhóm tư vấn;
  • Các sản phẩm điển hình có liên quan mà tư vấn đã thực hiện.

Hồ sơ đề nghị của chuyên gia xin gửi về

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển Công tác xã hội, Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

336 Đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Tp Hà Nội

Email: kimhoaxhh@yahoo.com, ntkhoaxhh@gmail.com; ĐT: 0913507729

Trước ngày 4/9/2023

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN



PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Tác giả: SOW

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây