Thông tin luận án NCS: Nguyễn Lê Hoài Anh

Thứ ba - 28/04/2020 14:29

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Lê Hoài Anh                     2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/3/1984                                                                  4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3202/QĐ-SĐH, ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Thay đổi đề tài luận án cho nghiên cứu sinh theo quyết định số 357/QĐ-SĐH ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

- Cho phép nghiên cứu sinh tạm ngừng học tập theo quyết định số 720/QĐ-ĐHQGHN ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

- Thời gian học tập của NCS (trả về nơi công tác) theo Quyết định số 1015/QĐ-XHNV ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

7. Tên luận án: Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội)

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                            9. Mã số: 62 31 30 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- GS.TS. Đặng Nguyên Anh

- PGS.TS. Trịnh Văn Tùng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Số lượng trẻ em nhiễm HIV dưới 18 tuổi là 150 trẻ, chiếm 0,68% số lượng người nhiễm HIV còn sống năm 2019. Số trẻ nhiễm HIV tập trung nhiều nhất tại huyện Ba Vì vì đây là nơi có Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 02 thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục cho trẻ em nhiễm HIV tại Hà Nội.

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Hà Nội đều có nhu cầu được đi học, mong muốn sâu sắc được đến trường, được tham gia các hoạt động tại trường mà không có bất kỳ sự kỳ thị hay phân biệt đối xử nào bởi đó là cách thức giúp trẻ được học tập, phát triển năng lực, trí tuệ cũng như tương tác với bạn bè, thầy cô, được vui chơi, thoải mái, phòng ngừa sự mặc cảm và khích lệ trẻ cảm thấy bình thường như những trẻ khác.

Tất cả trẻ em nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi trở lên tham gia khảo sát đều đã và đang được đi học, nhưng phần lớn trẻ dưới 6 tuổi lại không được đảm bảo quyền đi nhà trẻ, mẫu giáo. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt trẻ tại Trung tâm 02 gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại, gian nan nhất so với các nhóm trẻ khác để được đến trường. Kết quả cho thấy chỉ có trẻ em nhiễm HIV/AIDS sống tại cộng đồng và trẻ khối THPT sống tại Trung tâm 02 được học tập tại lớp học chung với trẻ không nhiễm HIV/AIDS trong trường học, còn riêng nhóm trẻ khối tiểu học vẫn phải học cách ly tại lớp học riêng tại Trung tâm 02 và trẻ khối THCS phải học lớp học riêng tại trường THCS Yên Bài B.

Quá trình hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS khó khăn hơn  so với trẻ ở nhóm đối chứng, của trẻ nhiễm HIV sống tại Trung tâm 02 hạn chế hơn so với nhóm trẻ sống tại cộng đồng trên nhiều phương diện khác nhau do khác biệt về địa bàn sinh sống, công khai tình trạng HIV, hoàn cảnh gia đình. Kết quả học tập, sự tham gia hoạt động tập thể chung của trẻ em nhiễm HIV/AIDS thấp hơn nhưng những vấn đề tâm lý gặp phải lại nhiều hơn trẻ không nhiễm HIV/AIDS. Độ tuổi, cấp học càng cao thì sự kỳ thị đối với trẻ nhiễm HIV càng giảm.

Nhờ vào những tiến bộ trong y tế giúp sức khoẻ của trẻ em nhiễm HIV/AIDS được cải thiện, sự triển khai mạnh mẽ của hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền học tập, giáo dục của trẻ em nhiễm HIV/AIDS cũng như nhận thức, sự quyết tâm đấu tranh của bố mẹ, người chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS nên quyền tiếp cận giáo dục của các em đã được đảm bảo. Tuy nhiên, có 04 rào cản dẫn đến khó khăn cho quá trình hoà nhập của trẻ em nhiễm HIV tại Hà Nội: bất cập trong triển khai luật pháp, chính sách; những lo lắng, sợ hãi thái quá về nguy cơ lây truyền HIV/AIDS trong trường học của phụ huynh học sinh trẻ không nhiễm HIV/AIDS, thầy cô giáo; đặc điểm hoàn cảnh gia đình, sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, người chăm sóc cũng như chính sự tự kỳ thị của cha mẹ/người chăm sóc và xuất phát từ đặc thù tình trạng sức khoẻ, yêu cầu chăm sóc y tế, độ tuổi, khu vực sinh sống, tình trạng công khai HIV của trẻ. Vì vậy, càng bảo mật tình trạng nhiễm HIV, trẻ càng được đảm bảo cơ hội tiếp cận và hoà nhập học đường. Độ tuổi, cấp học của trẻ càng tăng thì những khó khăn trong tiếp cận và hoà nhập tại trường học càng giảm. Trẻ sống tại cộng đồng dễ dàng hơn trong đảm bảo quyền học tập và hoà nhập tại trường học.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Làm cơ sở cho quá trình triển khai mô hình dịch vụ chăm sóc hỗ trợ toàn diện cho trẻ em OVC.

- Góp phần vàp báo cáo thực hiện Quyết định 570/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020.

- Là cơ sở khoa học cho Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội giải quyết triệt để cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm GDLĐXH 02 được học tập hoà nhập tại trường Tiểu học Yên Bài B thay cho việc học chuyên biệt tại Trung tâm.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Định hướng nghề nghiệp cho trẻ em nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội 02 (Ba Vì, Hà Nội)

- Giáo dục SKSS, SKTD cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

- Những vấn đề sức khoẻ tâm thần của trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

  1. Vai trò của công tác xã hội trong việc thực hiện quyền học tập của trẻ em có HIV/AIDS”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Công tác xã hội và An sinh xã hội” nhân kỷ niệm Ngày Công tác xã hội thế giới lần thứ XV tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (tháng 11/2012), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
  2. Kết quả nghiên cứu về nhu cầu của trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Scotland – Chia sẻ bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Nâng cao tính chuyên nghiệp CTXH vì mục tiêu phát triển và hội nhập”. NXB Đại học Sư phạm, ISBN 978604540353-2, 2013, trang 368-376
  3. Children with HIV/AIDS and the roles of social work, Journal of Sociology, ISSN 1859-136102/2014, P.37.53, P.54-64.
  4. Tác động của HIV/AIDS đến giáo dục và biện pháp hỗ trợ của công tác xã hội, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế: Công tác xã hội trong trường học – Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam, 3/2015, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, trang 223-232
  5. Những yếu tố tác động đến quá trình hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số 02 Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội; Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội, Volume 63, Issue 9AB, 2018, Số đặc biệt nhân dịp hội thảo “Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho người khuyết tật: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” ISSN 2354-1075
  6. Biện pháp can thiệp và hỗ trợ của CTXH trợ giúp trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Tạp chí Dân số và phát triển, 09(197) 2017, ISSN 0868-3506, Trang 28 – 32.

 

                                                                 INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Le Hoai Anh           2. Sex: Female

2. Date of birth: 02/3/1984                        4. Place of birth: Quang Ninh

5. Administration decision number: 3202/QĐ-SĐH Dated 08th November 2010

6. Changes in academic process

- Changing the thesis topic for PhD students with the Decision No.357 /QD-SĐH dated March 20, 2012 of the University of Social Sciences and Humanities.

- Allowing postgraduate students to suspend their studies according to Decision No. 720 /QD-DHQGHN dated March 7, 2017 of Hanoi National University

- Studying time of PhD student (returning to work place) under Decision No. 1015 / QD-XHNV April 13, 2017 of University of Social Sciences and Humanities.

7. Official thesis title: The situation of school’s access and inclusion of children infected by HIV/AIDS (Case study of Hanoi city)

8. Major: Sociology                                                9. Code: 62 31 30 01

10. Summary of the new findings of the thesis

The number of children infected with HIV under the age of 18 is 150, accounting for 0.68% of the number of people living with HIV in 2019. The number of HIV-infected children is most concentrated in Ba Vi district because this is where the Center No. 02 is performing the task of caring and educating children living with HIV/AIDS in Hanoi.

Children infected by HIV/AIDS in Hanoi have a deep need to go to school and participate in school activities without any stigma or discrimination because this is the ways to help children learn, develop their capacities, intellect as well as interact with friends, teachers, have fun, be comfortable, prevent inferiority and encourage children to feel normal like other children .

All children with HIV/AIDS from 6 years who participated in the survey have been and are going to school, but the majority of children under 6 years old do not have the right to go to kindergarten. Children living with HIV/AIDS, especially those at Center 02, face the most difficulties, obstacles and difficulties compared to other groups of children to go to school. The results show that only children living with HIV / AIDS living in the community and Center 02 high school children can study in a classroom with non-HIV/AIDS children in schools, but only among primary children still have to study separately in a separate classroom at Center 02 and junior high school children must learn a separate class at Yen Bai B Secondary School.

The process of school integration for children living with HIV / AIDS is more difficult than for children in the control group, for children living with HIV living in the Center 02 more limited than for children living in the community in many different ways. Due to differences in area of ​​residence, disclosure of HIV status, family situation. Academic performance, the participation of children living with HIV / AIDS are lower, but the psychological problems are more common than children without HIV / AIDS. The higher the age, the higher the level of education, the lower the stigma towards HIV-infected children.

Thanks to advancements in ARV treatment, the health of children living with HIV/AIDS has been improved, the strong implementation of the legal system and policies related to the right to education and education of HIV-infected children/AIDS as well as awareness, the determination of the parents and caregivers to fight for HIV / AIDS children, their access to education has been guaranteed. However, there are 04 barriers that make it difficult for the integration process of children living with HIV in Hanoi: inadequacies in implementing laws and policies; excessive worries and fears about the risk of HIV/AIDS transmission in schools of parents of non-HIV/AIDS students and teachers; characteristics of family background, attention, care, and teaching of parents, caregivers as well as the discrimination of parents/caregivers themselves and stemming from specific health status, requirements health care, age, living area, HIV status of the child. Therefore, the more confidential the HIV status is, the more guaranteed the children will be to have access to and integrate into school. The more the age, the child's level of education increases, the more difficult the approach and integration at school decrease. Children living in the community more easily ensure the right to study and integrate at school.

11. Practical applicability:

- As a basis for the process of implementing the model of comprehensive supportive care services for OVC children.

- Contributing to the report on the implementation of Decision 570 / QD-TTg on the National Action Plan for Children Affected by HIV / AIDS from 2014 to 2020.

- As a scientific basis for the Department of Education and Training in Hanoi to thoroughly solve for HIV / AIDS-infected children at Social Education Center 02 to study and integrate at Yen Bai B Primary School instead of specialized training at the Center 2.

12. Further research directions:

- Career-oriented orientation for HIV-infected children at Center for Social Labor Education 02 (Ba Vi, Hanoi)

- Educating reproductive health and reproductive health for children infected with HIV / AIDS;

- Mental health issues of children infected with HIV / AIDS.

13. Thesis – related publications:

1. The role of social work in the exercise of the right to education of children with HIV/AIDS”, Proceedings of the International Conference“ Sharing international experiences on Social Work and Social Security ” celebrates the 15th World Social Work Day at the University of Social Sciences and Humanities (November 2012), Hanoi National University Press

2. Research results on the needs of children infected and affected by HIV/AIDS in Scotland - Sharing lessons learned and recommendations for Vietnam, Proceedings of the International Workshop: “Improving professionalism Social work for development and integration goals ”. University of Pedagogy Press, ISBN 978604540353-2, 2013, pages 368-376

3. Children with HIV/AIDS and the roles of social work, Journal of Sociology, ISSN 1859-136102 / 2014, P.37.53, P.54-64.

4. Impacts of HIV/AIDS on education and supportive measures of social work, Proceedings of International Science Conference: Social work in schools - International experience and development orientation in Vietnam Nam, 3/2015, Hanoi National University of Education Press, pp. 223-232

5. Factors affecting the integration process of children living with HIV/AIDS at the Center for Social Labor Education and Treatment No. 02 Yen Bai, Ba Vi, Hanoi; Scientific journal Hanoi University of Education, Volume 63, Issue 9AB, 2018, Special issue on the occasion of the conference "Developing inclusive education support services system for people with disabilities: international experience and lessons for Vietnam ”ISSN 2354-1075

6. Social assistance interventions and support for HIV/AIDS infected children at Center for Social Protection, Journal of Population and Development, 09 (197) 2017, ISSN 0868-3506, Pages 28 - 32 .

Tác giả: SOW

Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây