TTLV: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc Êđê tham gia vào hoạt động giám sát của cộng đồng trong Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Thứ bảy - 22/06/2019 20:19

1. Họ và tên học viên: Vũ Phương Linh  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09/08/1994

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 4295/2016/QĐ-XHNV ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc Êđê tham gia vào hoạt động giám sát của cộng đồng trong Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội;                Mã số: 60900101

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hương – Khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến nhóm phụ nữ dân tộc Êđê – một trong những dân tộc có nhiều nét văn hóa dân tộc đặc trưng với đời sống tinh thần phong phú tại khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Việc nghiên cứu về những hoạt động hỗ trợ phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số trong sự tham gia giám sát cộng đồng là cơ sở tham chiếu vào các hoạt động của ngành công tác xã hội – một ngành khoa học ứng dụng nhằm nghiên cứu về các thực trạng, việc thực hiện các chính sách và chức năng của các nhóm đối tượng cụ thể.

Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp trưng cầu ý kiến người dân, thảo luận nhóm với phụ nữ đồng bào Êđê trong Ban giám sát cộng đồng và phỏng vấn sâu đối với các thành viên trong Ban giám sát/người dân địa phương. Có thể thấy phụ nữ Êđê đóng vai trò quan trọng trong sự tham gia vào các công tác xã hội. Đối với các cán bộ dự án, việc phụ nữ Êđê tham gia Ban giám sát là thể hiện của một xã hội văn minh và hiện đại hơn.

Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy những khó khăn, rào cản của phụ nữ Êđê trong công cuộc nỗ lực tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và những biện pháp khắc phục mà chính bản thân họ đã và đang hướng tới. Nghiên cứu đã chỉ ra hai nguồn lực hỗ trợ lớn nhất trong quá trình phụ nữ Êđê tham gia vào Ban giám sát cộng đồng thuộc Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên là cán bộ giới cấp Trung ương, cán bộ hội liên hiệp phụ nữ cấp phường. Những hoạt động mà hai nguồn lực trên thực hiện khi tham chiếu với vai trò của một nhân viên công tác xã hội đã thể hiện năm vai trò cơ bản bao gồm: (i) Vai trò tuyên truyền viên; (ii) Vai trò người giáo dục; (iii) Vai trò nhà tư vấn, tham vấn; (iv) Vai trò người môi giới (vận động và kết nối nguồn lực) và (v) Vai trò người tạo sự thay đổi. Đây là 5 vai trò quan trọng trong số những vai trò chủ yếu của nhân viên công tác xã hội.

Vai trò của nhân viên công tác xã hội còn chưa được nhìn nhận một cách chính xác. Chính vì vậy, để có thể hoàn thiện hơn nữa vai trò của nhân viên công tác xã hội tại địa bàn 2 phường dự án nhằm hỗ trợ phụ nữ dân tộc Êđê tham gia vào công tác Giám sát tại cộng đồng, nghiên cứu đã đề xuất một số hoạt động cần khắc phục như sau: Thứ nhất, Nhân viên công tác xã hội không ngừng học tập, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình hộ chuyên môn nghề nghiệp của mình. Đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo trong các tình huống; Thứ hai, Bổ sung thêm nguồn nhân lực có chuyên môn về công tác xã hội cho các phường dự án và Thứ ba, Nâng cao dân trí cho người dân tại địa phương, tạo điều kiện để cung cấp thông tin về vai trò của nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp, giúp họ hiểu rõ hơn nhiệm vụ của cán bộ thực hiện công tác này.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Vu Phuong Linh                            2. Sex: Female

3. Date of birth: 09/08/1994                                 4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 4295/2016/QĐ-XHNV Dated: 16/12/2016

6. Changes in academic process: 

7. Official thesis title: Support for Ede ethnic women to participate in community monitoring activities in Productive Rural Infrastructure Development Project in the Central Highlands in Buon Ma Thuot City, Dak Lak Province

8. Major: Social work                                           9. Code: 60900101

10. Supervisors: Assoc. Prof., Ph.D Hoang Thu Huong – The faculty of Sociology – The University of Social, Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

The research focuses on a group of ethnic minority women Ede. Ede people are famous for various cultural characteristics in Dak Lak, Tay Nguyen. The study about helping ethnic minority women with social activities refers to social work – a scientific branch which researches the status, the policy execution and the function of a group. To complete the paper, there are many methods such as referendum, group discussions with Ede women, interview with local leaders. The paper shows the difficulties that Ede women have in joining in social work and also the solutions they are trying to apply. Moreover, the paper finds out two biggest supporters for Ede women in social work “The development of rural infrastructure for manufacturing in Tay Nguyen”: central officials and representatives for Women’s Union. As social workers, these people play important roles: (i) propagandists, (ii) educators, (iii) consultants, (iv) agents, (v) innovators. The role of social workers is still underestimated. Therefore, the research proposes some solutions. Firstly, social workers should try to broaden knowledge and be active and creative in all situations. Secondly, the human resource supply should be focused in the projects. Finally, the local people should be given more information about social work.

12. Practical applicability, if any: 

13. Further research directions, if any: 

14. Thesis-related publications: 

ussh

Tác giả: SOW

Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây