1. Họ và tên: Hoàng Nguyễn Tử Khiêm
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/10/1996
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 29/04/2021: thay đổi đề tài luận văn
7. Tên đề tài luận văn: Ảnh hưởng của internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình (nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hà Nội).
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội
9. Mã số: 8760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thái Lan, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
11. Tóm tắt kết quả luận văn:
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ảnh hưởng của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, bao gồm các khái niệm: Internet, gia đình, giao tiếp cha mẹ và con cái; công tác xã hội với gia đình và vận dụng các lý thuyết vai trò xã hội, hệ thống sinh thái, thuyết nhu cầu.
Kết quả nghiên cứu và phân tích thực trạng sử dụng Internet của học sinh trung học phổ thông ở Tp. Hà Nội hiện nay cho thấy tỷ lệ học sinh dành thời gian sử dụng Internet tương đối cao, có 48,7% dành từ 3- 5 giờ mỗi ngày; có 26,5% sử dụng hơn 6 tiếng mỗi ngày. Học sinh truy cập Internet với mục đích học tập và giải trí chiếm tỷ lệ cao nhất (tương ứng là 97,3% và 92%).
Luận văn cũng cho thấy Internet có ảnh hưởng đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. Khi được hỏi đánh giá về những ảnh hưởng tích cực của sử dụng Internet trong giao tiếp, mức độ chung đánh giá ở tất cả các nhận định khá tích cực với điểm trung bình từ trên 3,5 điểm đến trên 3,9 điểm. Đáng chú ý nhất là đánh giá về khả năng lưu trữ thông tin giao tiếp tốt với điểm chung bình của cha mẹ và con đề xấp xỉ 4 (tương ứng là 3,929 và 3,885). Tiếp đó là đánh giá tích cực về thời điểm giao tiếp (tương ứng điểm trung bình là 3,883 và 3,912), hình thức giao tiếp qua Internet đa dạng với điểm trung bình (tương ứng 3,796 và 3,885). Bên cạnh đó, Internet cũng có anh hưởng tiêu cực của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. Những tác động được đánh giá là điểm lo lắng của cả cha, mẹ và con liên quan nhiều đến các vấn đề thể hiện cảm xúc. Kết quả đánh giá của cha mẹ về những vấn đề này ở mức tiêu cực hơn với con, đơn cử như không thực hiện được các tương tác cơ thể với điểm trung bình của cha mẹ là 3,929 trong khi đó của con là 3,513. Cha mẹ dường như cũng rất quan tâm đến việc giao tiếp qua Internet không quan sát được phản ứng thật của con với điểm trung bình là 3,894 và giao tiếp qua Internet khó để hiểu và tập trung vào cảm xúc thực tế 3,743. Cha, mẹ cũng lo lắng về ảnh hưởng đến việc làm thời gian và hiệu quả của giao tiếp trực tiếp (đều trên 3,7 điểm trung bình trên 5). Với con thì mức độ lo lắng về tác động tiêu cực của giao tiếp qua Inernet ít hơn và tập trung vào tác động đến việc thể hiện cảm xúc.
Luận văn cũng phân tích các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp chung và giải pháp cụ thể từ góc độ công tác xã hội phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa cha mẹ - con cái.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Từ các đề xuất, xây dựng giải pháp hỗ trợ cha mẹ và con cái thực hiện giao tiếp hiệu quả.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Không
14. Các công trình công bố có liên quan đến luận văn (liệt kê theo thứ tự thời gian, nếu có): Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Hoang Nguyen Tu Khiem 2. Sex: Male
3. Date of birth: 20/10/1996 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 4420/2019/QĐ-XHNV date 26/11/2019
6. Changes in academic process: 29/04/2021: Change thesis topic
7. Official thesis title: The effects of Internet on Communication between parents and children in family (study in Hanoi city)
8. Major: Social Work
9. Code: 8760101.01
10. Supervisors: Assoc Prof–PhD. Nguyen Thi Thai Lan, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has systematized the theoretical basis on the influence of the Internet on communication between parents and children, including the following concepts: Internet, family, parent-child communication; social work with the family; and apply theories of social roles, ecological systems, and human needs theory.
Research results and analysis of the current situation of Internet use of high school students in Hanoi City now shows that the percentage of students spending time using the Internet is high, with 48.7% spending 3-5 hours a day; 26.5% use more than 6 hours a day. Students accessing the Internet for study and entertainment purposes accounted for the highest percentage (97.3% and 92.0%).
The thesis also shows that the Internet has an influence on communication between parents and children. When asked to rate the positive effects of using the Internet in communication, the overall level of assessment in all statements is quite positive with an average score from over 3.5 points to over 3.9 points. Most notably, the assessment of the ability to store good communication information with the average score of parents and children is approximately 4 (respectively 3,929 and 3,885). Followed by a positive assessment of the time of communication (mean points of 3,883 and 3,912, respectively), various forms of communication via the Internet with an average score of 3,796 and 3,885, respectively. Besides, the Internet also has a negative effect of the Internet on communication between parents and children. The effects assessed as anxiety scores for both parents and children were highly related to problems with emotional expression. The results of parents' assessment of these issues are more negative for their children, for example, not being able to make physical interactions with the average score of the parents is 3,929 while that of the child is 3,513. Parents also seem to be very interested in Internet communication, not observing their children's real reactions with an average score of 3,894, and communication by Internet is difficult to understand and focus on real feelings 3,743. Parents are also worried about the effect on work time and the effectiveness of face-to-face communication (both above 3.7 average points out of 5). For children, the level of anxiety about the negative effects of communication via the Internet is less and focuses on the impact on emotional expression.
The thesis also analyses the appropriate support services and factors affecting service provision. On that basis, the thesis proposes some general and specific solutions from the perspective of social work to improve the communication efficiency between parents - children.
12. Practical applicability, if any: From the suggestions, build solutions to support parents and their children to communicate more effectively.
13. Further research directions, if any: No
14. Thesis-related publications: No
Vũ Ngà