1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hạnh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/04/1998 4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24/12/2020 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không
7. Tên đề tài luận án: Cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn: Tiếp cận công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hải Dương)
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội
9. Mã số: 60 90 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Kim Khánh Ly
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Đối tượng nghiên cứu: cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn từ tiếp cận Công tác xã hội.
Mục đích nghiên cứu: nhằm tìm hiểu thực trạng, khó khăn của phụ nữ sau ly hôn trên địa bàn, từ đó làm rõ những nguồn lực có thể hỗ trợ phụ nữ nhằm giảm thiểu và hạn chế những khó khăn của phụ nữ sau ly hôn. Đề xuất những giải pháp hỗ trợ cho phụ nữ sau ly hôn từ chiều cạnh công tác xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: Thứ nhất nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu, bổ sung và tích lũy vốn tri thức lý luận liên quan ở nhiều góc độ: Tâm lý học, CTXH, xã hội học và nghiên cứu những chính sách, văn bản pháp luật, chương trình trợ giúp trong nước và quốc tế về ly hôn để bổ sung nhiều nguồn lực hỗ trợ cho phụ nữ sau ly hôn. Thứ hai, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm khảo sát nguyên nhân ly hôn, tác động của ly hôn đối với sức khỏe tinh thần, thể chất, quan hệ xã hội, kinh tế, đến nhu cầu hỗ trợ và những nguồn lực hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn. Thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu sâu sự thay đổi của sức khỏe tinh thần, thể chất, kinh tế, quan hệ xã hội sau ly hôn. Từ đó, khai thác những cách thức, nguồn lực mà phụ nữ vượt qua những khó khăn sau ly hôn. Đồng thời, sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu có thể lắng nghe những mong muốn, nhu cầu hỗ trợ của phụ nữ sau ly hôn nhằm đề xuất những biện pháp hỗ trợ thực tế, hiệu quả nhất giúp họ ổn định cuộc sống.
Ý nghĩa nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra những chỉ báo về tác động của ly hôn đối với cuộc sống của phụ nữ liên quan đến những khía cạnh về sức khỏe tinh thần, thể chất, kinh tế, việc chăm sóc con cái và mối quan hệ xã hội của phụ nữ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra những nguồn lực có thể hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn liên quan đến nguồn lực gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, nghiên cứu sẽ cung cấp một tiếp cận từ chiều cạnh công tác xã hội đối với phụ nữ sau ly hôn và đề xuất, định hướng vai trò của Công tác xã hội đối với vấn đề Hôn nhân và Gia đình.
INFORMATION ABOUT THESIS THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Hanh 2. Sex: .... Female
3. Date of birth: 18/4/1998
4. Place of birth: Hai Duong
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV Dated 24/12/2020 by Rector of the Vietnam National University, Hanoi. University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes and suggestions in the training (if any): No
7. Thesis topic: Women’s life after divorce: social work approach (case study from Hai Duong city)
8. Major: Social work
9. Code: 60 90 01 01
10. Scientific supervisor: Associate Prof. Dr. Đang Kim Khanh Ly
11. Summary of new thesis findings:
- Research subject: women's life after divorce from the social work approach.
- Aim of the study: To find out the situation and difficulties of women after divorce in the city of Hai Duong. Therefore, shedding light on the resources that can accompany women to minimize and limit the difficulties of women after divorce. Moreover, it is necessary to propose solutions to accompany them from the aspect of social work.
- Methodology: First of all, the study uses the method of document analysis to understand, supplement and accumulate relevant theoretical knowledge from many aspects: Psychology, social work, sociology, public policy studies, legal documents, national and international divorce support programs to add more resources to accompany women after divorce. Secondly, using a questionnaire survey to investigate the causes of divorce, the impact of divorce on mental and physical health, social and economic relationships, and the need for support and resources to support women after divorce. Thirdly, this paper conducts in-depth interviews to delve into the profound changes in mental and physical health and economic and social relationships after a broken marriage. From thence, tap into the ways women deal with and come over trials and tribulations. At the same time, using the in-depth interview method, it is possible to listen to women’s wishes and needs for support after a divorce to propose the most effective and practical support measures to help them stabilize their lives.
- Significance of the study:
+ The results of the study will provide indicators of the impact of divorce on women's lives in terms of mental and physical health, economic, custody, and social relationship.
+ The study also pointed out that the resources can support women after divorce relating to family, community, and social resources. In particular, the study will provide an approach from the social work dimension to women after divorce and social work's role orientations toward the issue of Marriage and Family.
Hạnh Quỳnh