TTLA: Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay

Thứ năm - 20/02/2020 14:30

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Thủy            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/06/1990                                                           4. Nơi sinh: Hà Nội.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án (số Quyết định 260/ QĐ – XHNV 14/02/2017  của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội)

7. Tên đề tài luận án: Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay.

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                            9. Mã số: 62310301

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trịnh Duy Luân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Chính sách về nhà ở xã hội ở Việt Nam qua các thời kỳ đã có sự điều chỉnh để mở rộng và tăng cơ hội tiếp cận và sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp. Bên cạnh chính sách khuyến khích cung ứng nhà ở xã hội, nhà nước cũng đưa ra biện pháp hỗ trợ tài chính cho hộ gia đình thông qua gói cho vay ưu đãi mua trả góp trong nhiều năm. Đối với chủ đầu tư nhà ở xã hội cũng được hưởng những chính sách ưu đãi ngày càng được mở rộng. Chính điều này đã mang lại nhiều cơ hội sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp.

- Những khó khăn chính trong quá trình tiếp cận nhà ở xã hội mà người mua nhà găp phải đó là rào cản về: tiếp cận thông tin, xác nhận tình trạng nhà ở, hộ khẩu, tiêu chí chấm điểm và tiếp cận vốn vay. Những bất cập trong tiếp cận nhà ở xã hội khiến một số nhóm như cán bộ công chức, viên chức, người làm việc trong lĩnh vực công an, quân đội có lợi thế, ít khó khăn hơn nhóm làm việc trong khu vực phi chính thức..  

- Sở hữu nhà ở theo hình thức thuê mua ( thuê ở trước – mua sau) đáp ứng tốt nhu cầu của người thu nhập thấp tuy nhiên số lượng nhà ở  theo hình thức này lại hạn chế hơn hình thức mua ngay. Trong quá trình sở hữu nhà ở những khó khăn chính người dân gặp phải đó là chuyển nhượng, thế chấp, sang tên… Thêm nữa quá trình hoàn thiện hồ sơ sở hữu nhà ở xã hội theo đánh giá của người mua nhà là vẫn còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà, thời gian được cấp giấy chứng nhận sở hữu tương đối lâu (trung bình từ 2-3 năm).

- Trong quá trình sử dụng nhà ở xã hội người dân vẫn gặp một số bất cập trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản do phần lớn các khu nhà ở xã hội đều nằm ở vị trí khá xa trung tâm thành phố. Thêm nữa, chất lượng nhà ở xã hội cũng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, do diện tích căn hộ vừa phải với giá cả hợp lý, được vay ưu đãi với lãi suất thấp nên nhà ở xã hội vẫn là lựa chọn của nhiều người thu nhập thấp.

- Tính cấu kết cộng đồng cao, môi trường xã hội thân thiện là đặc trưng nổi bật tại các khu nhà ở xã hội Chính sự tương đồng về hoàn cảnh, về xuất thân và điều kiện kinh tế đã giúp họ gắn kết với nhau tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, thân thiện và giúp đỡ nhau lúc khó khăn.

12.  Khả năng ứng dụng trong thực tiển: (nếu có): Dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy học phần xã hội học đô thị, xã hội học chính sách.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sâu hơn về quá trình sở hữu, sử dụng nhà ở xã hội và nhu cầu về nhà ở xã hội của người thu nhập thấp trong giai đoạn 2020-2030.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015),  “ Vấn đề nhà ở xã hội hiện nay ở nước ta, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục lý luận (233), tr.41-43.

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nhà ở xã hội” , Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 29 tháng 7 năm 2015.

(http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1023-kinh-nghiem-cua-mot-so-nuoc-ve-phat-trien-nha-o-xa-hoi.html)

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), “ Phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội (10), tr. 60-67. 

 - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Tiếp cận nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay: Thực trạng và rào cản”, Tạp chí Khoa học xã hội (6), tr. 83-90. 

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp một số nước – kinh nghiệm và bài học thực tiễn cho Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (5), tr. 291-296. 

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Thực trạng sử dụng nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay”, Tạp chí Khoa học công đoàn (15), tr. 46-51. 

                                                           INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1.Full name: Nguyen Thi Thanh Thuy                       2. Sex: Female

3.Date of birth: 06/06/1990                                       4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 3684/QĐ-XHNV dated 31 December 2015 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanity- Hanoi National University

6. Change in academic process: Decision No. 260/ QĐ – XHNV 14/02/2017  (by the Rector of the University of Social Sciences and Humanity- Hanoi National University)

7. Official thesis title: Access to and ownership of social housing  in Hanoi at present

8. Major: Sociology                                                 9. Code: 62310301

10. Supervisor: Prof. Dr. Trinh Duy Luan

11. Summary of new findings of the thesis:

- Social housing policies, through different periods of time, have been revised and expanded to increase opportunities for low-income earners to have access to and ownership of houses. In addition to incentive policies in social housing supplies, the State has undertaken measures of providing financial support to households to buy houses through preferential loan package for payment in installments for many years. Social housing investors also enjoy expanding preferential policies. This has created opportunities for housing ownership of low-income earners.

- Major difficulties faced by people in the process of access to social housing include barriers in access to information, certification of the housing status and permanent residence  book (hộ khẩu),  criteria for scoring and access to credit loans. Constraints in access to social housing have made some groups of people such as State employees, personnel of the social security sector and army have more advantage than those working in the informal sector. 

- Housing ownership in the form of rent purchase (rent first and purchase later) meets the need of low income earners. However, the availability of this form is more limited than those for purchase. In the process of housing ownership, the main difficulties faced by people are assignment, collaterals and holder transfer … Moreover, the process of completion of social housing ownership dossiers, according to buyers, still faces cumbersome administrative procedures, long time waiting for receiving certificate of ownership (2-3 years on average).

- During using social housing, the users face some difficulties in having access to basic social services, as most social housing apartment buildings are located far from the center. Alongside with this, the quality of social housing is not as expected by the users who have to conduct frequent maintenance and repairs. This is one of the shortcomings of social housing schemes. However, due to small space of apartments with reasonable price and preferential credit loans, social housing remains a choice for many low-income earners.

- High community cohesion and friendly social environment are typical characteristics in social housing areas. The similarities in circumstances, original status and economic conditions help the residents be close to each other, creating a healthy, friendly and mutual support environment. This is one of the factors helping residents in social housing areas to stay longer there.

12.  Practical applicability: It is used as reference in teaching of the urban sociology and policy sociology credit.

13. Further research directions: More in-depth research on the process of ownership and use of social housing and the need for social housing by low income earners in 2020-2030.

14. Thesis – related publications:

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015),  “The issue of social housing in Vietnam: Situation and solutions”, Theoretical Education Review (233), pp.41-43.

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), “Experiences of some countries in social housing development”, Theoretical Education Review online, July 29, 2015.

(http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1023-kinh-nghiem-cua-mot-so-nuoc-ve-phat-trien-nha-o-xa-hoi.html)

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), “Social Housing Development in Vietnam”, Social Sciences Magazine (10), pp. 60-67. 

 - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “Access to social housing in Hanoi at present: Situation and barriers”, Social Sciences Magazine (6), pp. 83-90. 

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “Housing development for low income earners in some countries – experiences and lessons for Vietnam ”, Education and Society Review (5), pp. 291-296. 

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “Real situation of the use of social housing in Hanoi at present”, Trade Union Science Magazine (15), pp. 46-51.

Tác giả: SOW

Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây