TYLA: Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay

Thứ sáu - 23/08/2019 14:49

Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy

Tên luận án: Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay.

Ngành khoa học của luận án: Xã hội học

Chuyên ngành: Xã hội học              Mã số: 62 31 03 01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1 Mục đích nghiên cứu:

      Phân tích thực trạng tiếp cận thông tin và quá trình sở hữu, sử dụng nhà ở xã hội của cư dân thu nhập thấp và những rào cản từ thực tiễn đối với quá trình này. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách và giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở xã hội tại ở Hà Nội hiện nay.

1.2 Đối tượng nghiên cứu:

Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án đã sử dụng: Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp trưng cầu ý kiến; Phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lý thông tin và báo cáo kết quả nghiên cứu.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó để có được nguồn thông tin tham khảo lý luận và thực tiễn tương đối đầy đủ và có giá trị cho nghiên cứu về tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội.

- Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và khái quát địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích thực trạng tiếp cận chính sách nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay .

- Phân tích thực trạng sở hữu và sử dụng nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay.

- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay.

3.2. Kết luận

-           Chính sách về nhà ở xã hội, qua các thời kỳ đã cho thấy sự điều chỉnh để mở rộng và tăng cơ hội tiếp cận và sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp. Giá nhà cũng như diện tích nhà ở xã hội phù hợp với nhu cầu của người thu nhập thấp ở đô thị. Đa phần các dự án nhà ở xã hội được triển khai đúng tiến độ do có sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo chỗ ở cho người dân trong khoảng thời gian phù hợp.

-           Chính sách hỗ trợ tài chính cho người mua nhà ở xã hội là một ưu điểm cho phân khúc nhà ở này trên thị trường. Khoản tiền được vay để mua nhà không quá 80% giá trị căn nhà ở xã hội, thời hạn cho vay trả góp tối thiểu 15 năm. Mức lãi suất, khoản tiền vay và thời hạn vay do cơ sở tín dụng cho vay quyết định tùy thuộc vào khả năng chi trả của người mua nhà. Thêm đó, chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư nhà ở xã hội ngày càng được mở rộng, mang lại  nhiều cơ hội sở hữu nhà ở cho người thu nhập.

-           Những khó khăn chính mà người mua nhà ở xã hội găp phải đó là tiếp cận thông tin, rào cản về xác nhận tình trạng nhà ở, rào cản về hộ khẩu, rào cản về tiêu chí chấm điểm và rào cản tiếp cận vốn vay. Những bất cập trong tiếp cận nhà ở xã hội khiến một số nhóm như cán bộ công chức, viên chức, người làm việc trong lĩnh vực công an, quân đội có lợi thế hơn, trong khi đó những người nghèo, người cận nghèo, người cận nghèo người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức gặp khó khăn hơn trong tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội.

- Hình thức sở hữu nhà thuê mua đang có ưu thế hơn hình thức bán vì giảm áp lực vay vốn đối với người mua nhà đặc biệt là ngân hàng với lãi suất thấp nhất là 5% và cao nhất là 11%. Tuy nhiên số lượng các căn hộ được người mua nhà tiếp cận theo hình thức này còn hạn chế về số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu người mua nhà ở xã hội.        

-  Trong quá trình sử dụng nhà ở xã hội người dân vẫn gặp một số bất cập trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản do phần lớn các khu nhà ở xã hội đều nằm ở vị trí khá xa trung tâm, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng dịch vụ xã hội chưa đồng bộ. Cùng với đó chất lượng nhà ở xã hội cũng chưa được như mong muốn, việc phải bảo trì, sửa chữa vẫn xảy ra hay mật độ phân bố nhà còn dày trong một tầng là điểm trừ của nhà ở xã hội. Tuy nhiên, do diện tích căn hộ nhỏ với giá cả hợp lý, được vay ưu đãi với lãi suất thấp nên nhà ở xã hội vẫn là lựa chọn của nhiều người thu nhập thấp.

- Tính cấu kết cộng đồng cao, môi trường xã hội thân thiện là đặc trưng nổi bật tại các khu nhà ở xã hội. Chính sự tương đồng về hoàn cảnh, về xuất thân và điều kiện kinh tế đã giúp họ gắn kết với nhau tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, thân thiện và giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Điều này cũng là một trong những yếu tố gắn kết, giúp họ muốn sống lâu dài tại khu nhà của mình.

ABSTRACT OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thị Thanh Thuy

Thesis title: Access to and ownership of social housing  in Hanoi at present

Scientific branch of the thesis:  Sociology

Major: Sociology                               Code: 62310301

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

1. Purpose and objectives:

1.1 Research objectives:

      To analyze real situation of access to information and the process of ownership and use of social housing of low-income residents and barriers to the process. Based on the findings, recommendations on policies and solutions to increase accessibility to social housing in Hanoi at present.

1.2 Research object:

Accessibility to social housing schemes in Hanoi at present

2. Research methodology

The following methodologies are used: literature analysis, in-depth interviews and data processing and reporting.

3. Major results and conclusion

3.1. Major results

- Review of past studies for reference in theory and practice to help the study  Access to and ownership of social housing in Hanoi at present.

- Present theories, methodology and research sites

- Analyze the state of accessibility to social housing schemes in Hanoi at present.

- Analyze the state of ownership and use of social housing in Hanoi at present.

- Make recommendations on some solutions to further improve accessibility to and ownership of social housing schemes in Hanoi.

3.2. Conclusion

-           Social housing policies, through different periods of time, have been readjusted and expanded to increase opportunities for low-income earners to have access to and ownership of houses. The housing price and apace are rather suitable to the needs of low-income residents in urban areas. Most social housing schemes have been implemented on time with the monitoring and supervision of State management agencies, thus providing housing spaces for low-income earners on time.

-           The preferential credit policy in support of social housing buyers is a priority helping buyers in this housing market segment. The loan for housing purchase is under 80% of the total value of an apartment with 15 years repayment in installments. The amount of loan, the interest rate and the duration are decided by the credit institutions based on repayment capacity of the social housing buyers. In addition, this preferential credit policy is now also expanding to social housing investors, thus providing more opportunities to low-income earners to own apartments.

-           The key difficulties faced by social housing buyers include access to information, barriers to verification of housing status, residential registration, criteria and access to credit loans. Constraints in access to social housing make some groups of people including civil servants, State employees, police and army personnel have more advantage while poor and near poor people and informal workers face more difficulties in access to and ownership of social housing.

-           The form of apartment rent is preferred to apartment purchase as it puts less credit pressure on the buyers, particularly with bank interest rates ranging from 5% to 11%. However, the number of apartments for lease is limited, not meeting the needs of residents.

-           During using social housing, the users face some difficulties in having access to basic social services, as most social housing apartment buildings are located far from  centres, their physical infrastructure and social service systems are not synchronous. Alongside with this, the quality of social housing is not as expected by the users who have to conduct frequent maintenance and repairs. This is one of the shortcomings of social housing schemes. However, due to small space of apartments with reasonable price and preferential credit loans, social housing remains a choice for many low-income earners.

-           High community cohesion and friendly social environment are typical characteristics in social housing areas. The similarities in circumstances, original status and economic conditions help the residents be close to each other, creating a healthy, friendly and mutual support. environment This is one of the factors helping residents in the social housing areas to stay longer there.

Tác giả: SOW

Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây