TTLA: Tin đồn và sự hình thành tin đồn trong không gian bán công cộng (Nghiên cứu trường hợp quán cà phê trên địa bàn Hà Nội)

Thứ bảy - 28/09/2019 14:45

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lữ Thị Mai Oanh            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/04/1987                                             4. Nơi sinh: Nghệ An.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Tin đồn và sự hình thành tin đồn trong không gian bán công cộng (Nghiên cứu trường hợquán cà phê trên địa bàn Hà Nội).

8. Chuyên ngành: Xã hội học                          9. Mã số: 62310301

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Quý Thanh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

-  Nghiên cứu này chỉ ra rằng trong không gian bán công cộng, thông qua các kênh của phương tiện truyền thông xã hội và giao tiếp liên cá nhân, công chúng tham gia thảo luận về rất nhiều loại chủ đề khác nhau không chỉ liên quan đến cá nhân, hay nhóm xã hội mà còn cả những chủ đề thuộc lĩnh vực công cộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về các chủ đề thảo luận và lan tỏa theo các biên số giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp.

- Có hai quá trình cơ bản hình thành hoặc biến đổi tin đồn là “từ không có thật được tin là có và đôi khi làm thay đổi hành vi” và “từ nội dung này biến đổi sang nội dung khác”. Thông qua “lăng kính cá nhân” (như nhu cầu, sở thích, sự quan tâm, v.v.) của các cá nhân, nhóm đã tạo nên những “câu chuyện” được chuyển tải với nội dung đầy đủ chi tiết và hợp lí hơn với họ. Bối cảnh không gian có độ bất định cao (ví dụ, bối cảnh thảm họa thiên tai) và nội dung thông tin mập mờ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh tin đồn.

- Tin đồn không thể phát triển nếu thiếu những cơ chế dẫn dắt quá trình truyền tải thông tin liên cá nhân và liên nhóm. Do sự tiếp nhận thông tin, các nền tảng tâm lý – xã hội của những người truyền tải là khác nhau, nên các cá nhân truyền tải thường tiếp nhận thông tin và truyền đạt lại những nền tảng của mình, dẫn đến việc biến đổi nội dung. Trong đó, cơ chế truyền tải tin đồn thường được nhấn mạnh theo bốn quy luật là trao đổi lại có nhấn mạnh thêm độ nghiêm trọng của tin, thêm thắt, giản lược chi tiết nội dung và trao đổi lại thông tin theo nhận định bản thân. Tuy nhiên, các quy luật thường được thể hiện theo cách riêng ở mỗi không gian khác nhau và thông qua quá trình giao tiếp đa chiều.

- Do không có đầy đủ thông tin, cá nhân truyền tải thường rất khó đánh giá về độ chính xác của tin đồn. Bởi vậy, để hạn chế tin đồn, cần chú trọng tăng cường cung cấp đủ thông tin, minh bạch, kịp thời. Bên cạnh đó, trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tổ chức trước những thông tin được phát ra hay truyền tải cần được nhận mạnh hơn.

- Quán cà phê - không gian bán công cộng ở Việt Nam đã tạo ra môi trường phù hợp với đặc trưng văn hóa, xã hội của người Việt Nam để trở thành một địa hạt trao đổi thông tin và là nền tảng cho sự hình thành, phát triển tin đồn. Nghiên cứu về cơ bản đã thực hiện được những mục tiêu đề ra và các câu hỏi nghiên cứu được làm rõ qua các bằng chứng định tính và định lượng. Tuy nhiên, nghiên cứu còn có hạn chế như mới tập trung làm rõ quá trình tương tác xã hội mà chưa tìm hiểu, phân tích sâu về sự đa dạng tin đồn điển hình trong các bối cảnh cụ thể theo từng mốc thời gian để có cách nhìn nhận, đánh giá cơ chế hình thành, lan toả tin đồn dưới nhiều chiều cạnh hơn.

12.  Khả năng ứng dụng trong thực tiển: (nếu có): Dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy học phần xã hội học truyền thông, dư luận xã hội.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sâu hơn về các trường hợp tin đồn điển hình trong các bối cảnh khác nhau.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến dự án:

- Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Quý Thanh (2018), “Cơ chế lan tỏa tin đồn trong không gian bán công cộng: Nghiên cứu trường hợp quán cà phê ở Hà Nội”, Tạp chí Xã hội học (2), tr. 37-49. 

- Lữ Thị Mai Oanh (2018), “Điều kiện phát sinh tin đồn: Tổng quan vấn đề và phương pháp nghiên cứu”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (1), tr. 314-319.

- Lữ Thị Mai Oanh (2018), “Phân loại tin đồn trong không gian bán công cộng: Nghiên cứu trường hợp quán cà phê trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Tâm lí học xã hội (11), tr. 13-22.

- Nguyễn Quý Thanh, Lữ Thị Mai Oanh (2019), “Cơ chế truyền tải tin đồn trong không gian bán công cộng tiếp cận từ nghiên cứu xã hội học”, Tạp chí Thông tin khoa học chính trị (1), tr. 75-77.

- Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Quý Thanh (2019), “Lý thuyết mạng lưới xã hội trong nghiên cứu tin đồn”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (8), tr. 68-76. 

                                                                 INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Lu Thi Mai Oanh                      2. Sex:  Female

3. Date of birth: 20/04/1987                         4. Place of birth: Nghe An

5. Admission decision number: 3684/QĐ-XHNV December 31, 2015.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Rumor and its formation in semi-public spaces (An accumulative case studies in selected café in Hanoi).

8. Major: Sociology                                  9. Code: 62310301

10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Quy Thanh

11. Summary of the new findings of the thesis:

- This research showed that in semi public space, via social media and interpersonal communication channel, the publics engaged in diverse discussion topics ranging from individual, group and public affairs and matters. It showed a significant difference in the discussion topics by gender, education level and occupation.

- There are two ways of forming a rumor: “from none to something” and “from one content to another content”. Through “personal lenses”, transmitted “story” are supplied with more details and become more regional. The context of a high level of uncertainty (for example, natural disaster) and the ambiguity of the content play an important role in forming rumors.

- Rumor cannot be created without a transmission mechanism for interpersonal and inter-group information. Due to receptivity, the psychological backgrounds of transmitters are different. Therefore, their rumors are transmitted based on their background and receptivity, which leads to distortion of the content. In that, transmission mechanism are complied with the laws, including increasing of importance, sharpening, simplifying and re-telling according individual’s judgment. However, the laws of rumor transmission are deferred from private, public, and semi-public space and via multi-facetted communication.

- Because of the lack of information, rumor transmitters are difficult to evaluate the accuracy of a rumor. Hence, to eliminate rumors, it is crucial to supply sufficient information, transparency, and timely. Additional, personal and corporate responsibility in information disclosure must be strengthened.

The café, a semi-public space in Vietnam creates an environment suitable to sociocultural characteristics of Vietnam which can be a realm for information exchange and ground for forming and developing rumors. Overall speaking, the research has fulfilled the objectives and answers to a certain extent of the aforementioned questions. However, the research also has limitations, for example, the focus made on social interaction, but there is a lack of deeper investigations and chronological analysis about rumor diversity. This will bring more understandings about the mechanism of rumor forming and transmission from multiple perspectives.

12. Practical applicability, if any: Used as a reference in teaching communication sociology, public opinion.

13. Further research directions, if any: Further research on typical rumor cases in different contexts.

14: Thesis-related publication:

- Lu Thi Mai Oanh, Nguyen Quy Thanh (2018), “Diffusing mechanism of rumor in semi-public spaces: A study of café-shops in Hanoi”, Sociology (2), pp. 37-49. 

- Lu Thi Mai Oanh (2018), “Conditions for rumour rising: overview and research method”, Journal of Education and Society (1), pp. 314-319.

- Lu Thi Mai Oanh (2018), “Classification of rumors in semi-public spaces: A study of café -shops in Hanoi”, VASP Journal of social psychology (11), pp. 13-22.

- Nguyen Quy Thanh, Lu Thi Mai Oanh (2019), "The mechanism of spreading rumors in semi-public spaces. A sociological perspective", Journal of Political Science Information (1), pp. 75-77.

- Lu Thi Mai Oanh, Nguyen Quy Thanh (2019), “Theory of Social Network in Study of Rumours (8), Journal of VietNam Academy of social sciencs(8), pp. 68-76. 

Tác giả: SOW

Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây