Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nga
Tên luận án: Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức (nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội)
Ngành khoa học của luận án: Xã hội học
Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62.31.03.01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức và những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi này. Từ đó, có những khuyến nghị phù hợp nhằm gia tăng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động khi đến tuổi hưu trí.
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án đã sử dụng: Phương pháp quan sát, Phương pháp phân tích tài liệu, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi xã hội học và phương pháp xử lý thông tin bằng phần mềm SPSS.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó để có được nguồn thông tin tham khảo lý luận và thực tiễn tương đối đầy đủ và có giá trị cho nghiên cứu về an sinh xã hội cho người lao động khu vực phi chính thức và các yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Trình bày cơ sở lý luận: hệ thống khái niệm, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và khái quát địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức theo tiến trình, gồm: tiếp cận thông tin, hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, lựa chọn phương thức tham gia. Bên cạnh đó, luận án lồng ghép các so sánh giữa kết quả nghiên cứu của luận án với các nghiên cứu khác và so sánh giữa nhóm tham gia và chưa tham gia về giới tính, tuổi, thu nhập, nghề nghiệp... Luận án vận dụng lý thuyết nhu cầu, lý thuyết về sự lựa chọn duy lý vào vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu nhận thức, nhu cầu và khả năng tham gia BHXH tự nguyện có liên quan đến nhu cầu, sự suy tính, cân nhắc lựa chọn các nguồn lực vật chất và tinh thần của chủ thể hành động dựa trên cơ sở được hưởng tối đa các lợi ích về vật chất, khi người lao động đến tuổi hưu trí.
- Chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức, đó là các nhân tố chủ quan từ phía người lao động như: đặc điểm nhân khẩu xã hội, nhận thức của người lao động, điều kiện sinh hoạt, nhà ở, thu nhập chi tiêu; Nhóm nhân tố thứ hai là từ phía cơ quan quản lý và thực thi chính sách và cuối cùng là hoạt động truyền thông về BHXH tự nguyện.
3.2. Kết luận
Thứ nhất, số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện hiện nay còn ở mức rất thấp, phần lớn là những đối tượng đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc muốn đủ điều kiện để hưởng chế độ nên chuyển đổi sang hình thức BHXH tự nguyện.
Thứ hai, người lao động khu vực phi chính thức nhận thức chưa tốt về chính sách BHXH tự nguyện. Họ có nhu cầu và khả năng tham gia nhưng do thiếu thông tin nên việc tiếp cận chính sách BHXH tự nguyện trong thực tế còn là khoảng cách khá lớn. Chủ yếu người lao động tham gia trực tiếp- đóng tiền để thụ hưởng chính sách, trong khi việc tiếp cận, tìm hiểu thông tin và tham gia đóng góp ý kiến để sửa đổi, bổ sung chính sách còn hạn chế.
Thứ ba, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức, có những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Trước hết là nhóm yếu tố từ phía người lao động. Nhận thức của người lao động, trình độ học vấn, thu nhập và mức chi tiêu ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động.
Về ảnh hưởng của chế độ, chính sách BHXH tự nguyện có ba yếu tố chính, đó là: chế độ hưởng, thời gian đóng và mức hỗ trợ của Nhà nước. Người lao động đánh giá mức đóng, thủ tục tham gia, phương thức đóng, địa điểm đóng là phù hợp với nhu cầu nói chung, tuy nhiên chỉ có 2 chế độ hưởng dài hạn nên BHXH tự nguyện chưa thu hút được nhiều người lao động.
Yếu tố truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Mặc dù BHXH quận, các đại lý thu và cơ quan truyền thông đại chúng có các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức, vận động người lao động tham gia BHXH tự nguyện nhưng chưa thay đổi được nhận thức, hành vi tham gia BHXH tự nguyện của họ. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về BHXH tự nguyện chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Nguyen Thi Tuyet Nga
Thesis title: Current status of voluntary social insurance participation of employees in the informal sector (case study of Tay Ho District, Hanoi City).
Scientific branch of the thesis: Sociology
Major: Sociology Code: 62.31.03.01
The name of postgraduate training institution: Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
1. Thesis purpose and objectives
Thesis purpose: The study aims to show the current status of voluntary social insurance participation of employees in the informal sector and the factors affecting this behavior. Since then, there are appropriate recommendations to increase the voluntary social insurance participation rate of employees, ensuring social security for employees when they reach retirement age.
Thesis objective: Current status of voluntary social insurance participation of employees in the informal sector.
2. Research methods
Observation method, Document analysis method, In-depth interview method, Survey by sociological questionnaire method and Processing information by SPSS software method.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- Reviewing of previous research works to obtain reasoning and practicality reference information which are relatively adequate and valuable for researches on social security for employees in the informal sector and the factors affecting voluntary social insurance participation.
- Presenting the theoretical background: system of concepts, theories, research methods and generalization of the research area.
- Analyzing the current status of voluntary social insurance participation of employees in the informal according to the process, including: access to information, understanding of voluntary social insurance policies, selection of participation modes. In addition, the thesis integrates comparisons between the research results of thesis with those of other researches and comparisons between participants and non-participants in terms of gender, age, income, occupation, … The thesis applies demand theory, rational choice theory to research, study awareness, needs and ability to participate in voluntary social insurance in relation to needs, calculation and consideration of choosing physical and mental sources of the subject on the basis of maximizing material benefits when the employees reach retirement age.
- Point out some factors affecting the voluntary social insurance participation of employees in the informal sectors, which are subjective factors from the employees such as: social demographic characteristics, employees’ awareness, living conditions, housing, income and expenditure; The second group of factors is from management and policy enforcement agencies and the final group is from the voluntary social insurance communications activities.
3.2. Conclusions
First, the number of employees participating in voluntary social insurance has been currently still very low, mostly those who have had time to participate in compulsory social insurance and desired to be eligible for benefits, so they switch to voluntary social insurance.
Second, the employees in the informal sector have not been well aware of voluntary social insurance policies. They have needs and ability to participate but due to lack of information, the access to voluntary social insurance policies, in fact, has been still quite large distance. Mainly, the employees directly participate in making the payment to benefit from policies, while access and inquiry of information and comment contribution participation for policy modification and amendment have been limited.
Third, there are many factors affecting voluntary social insurance of the employees in the informal sector, there are subjective and objective factors affecting the voluntary social insurance participation of employees. First of all, it is the group of factors from the employees. Employees’ awareness, education level, income and expenditure influence greatly the voluntary social insurance of the employees.
With regard to the influence of voluntary social insurance benefits and policies, there are three main factors: the benefit of enjoying, the payment time and the support level of the State. The employees assess payment level, procedures for participation, form of payment, place of payment are in line with general needs. However, there are only two long-term enjoying benefits, so voluntary social insurance has not attracted many employees.
Communication factor has a great influence on the voluntary social insurance participation of the employees. Although the District Social Insurance, collection agents and mass media have propaganda activities to disseminate knowledge and mobilize the employees to participate in voluntary social insurance, their awareness and behaviors of voluntary social insurance participation have not yet changed. The propagation and dissemination of policies on voluntary social insurance have not been properly paid attention and the effectiveness has not been high.
Tác giả: SOW
Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn