Các nhà khoa học của VNU-USSH: Khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Giới, Dân số và Môi trường

Thứ sáu - 23/06/2023 22:44
Với những thành tựu trong nghiên cứu khoa học xuất sắc trong lĩnh vực Giới, Dân số và Môi trường, nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn lần thứ hai được công nhận là Nhóm Nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

tieu de 1

Nhóm Nghiên cứu Giới, Dân số và Môi trường (Group of Gender, Population and Environmental Studies, VNU) được thành lập từ năm 2010 (khi đó có tên gọi là Nhóm Nghiên cứu Gia đình, Giới và Công tác xã hội, USSH, VNU). Nhóm được thành lập trên cơ sở một số thành viên của Bộ môn Xã hội học Gia đình và Giới, Khoa Xã hội học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (VNU-USSH). Đến năm 2023, nhóm điều chỉnh tên gọi thành Nhóm Nghiên cứu Giới, Dân số và Môi trường, thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Năm 2017, Nhóm Nghiên cứu được công nhận là Nhóm nghiên cứu mạnh (NCM) của ĐHQGHN. Với những giá trị trong nghiên cứu, công bố quốc tế đóng góp cho thành tựu KH&CN của VNU, đến năm 2023, Nhóm Nghiên cứu Giới, Dân số và Môi trường do GS.TS.NGƯT Hoàng Bá Thịnh làm Trưởng nhóm tiếp tục được công nhận là Nhóm NCM cấp ĐHQGHN giai đoạn 2023 - 2025.

truong nhom

Đây là sự ghi nhận những thành tựu khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về Giới, Dân số và Môi trường - một trong những thế mạnh của các nhà khoa học tại Trường ĐH Khoa học Xã hội va Nhân văn, góp phần khẳng định sứ mệnh của VNU-USSH là đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về Khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

tieu de 2

nhom dan so 2

Nhóm NCM Nghiên cứu Giới, Dân số và Môi trường, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN hiện có 11 thành viên:

1. GS.TS.NGƯT Hoàng Bá Thịnh - Trưởng Nhóm

2. PGS.TS Nguyễn Thị Thái Lan - Phó trưởng Nhóm

3. TS. Nguyễn Thị Kim Nhung - Thành viên chủ chốt

4. TS. Đinh Phương Linh - Thành viên chủ chốt

5. TS. Phạm Diệu Linh - Thư ký, thành viên chủ chốt

6. ThS. Nguyễn Kim Thúy, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) - Thành viên chủ chốt

7. ThS. Hoàng Nguyễn Tử Khiêm, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED)

8. TS. Đặng Thị Lệ Thu, GVC, Học viện Cảnh sát Nhân dân

9. ThS.NCS.Nguyễn Thị Linh, GV, Học viện Cảnh sát Nhân dân.

10. PGS.TS. Đoàn Thị Thanh Huyền, Học viện Phụ nữ Việt Nam

11. ThS, NCS. Nguyễn Thị Huệ, Viện Nghiên cứu con người, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

GS.TS.NGƯT Hoàng Bá Thịnh - Trưởng Nhóm Nghiên cứu được Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm là Thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội (Quyết định số 3312/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/8/2017); Phó Chủ tịch Hội đồng Liên ngành các Khoa học Chính trị và Quản lý nhiệm kỳ 2012 - 2017; Thành viên Hội đồng Khoa học Xã hội và Hành vi, ĐHQGHN (Quyết định số 4692/QĐ-ĐHQGHN ngày 07/12/2017). Với vị trí là Trưởng nhóm NCM, Giáo sư Hoàng Bá Thịnh đã đề xuất và chủ trì xây dựng 03 Thuyết minh đề án KHCN cấp Quốc gia; làm chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học cấp Bộ và cấp Đại học Quốc gia, cấp thành phố. Những nội dung cơ bản từ một số kiến nghị, tư vấn của GS.TS NGƯT Hoàng Bá Thịnh về Giới, Gia đình, Dân số và Môi trường đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã được Đảng và Nhà nước, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tiếp thu, là cơ sở quan trọng để sửa đổi Luật phòng chống bạo lực gia đình.

Năm 2010, GS.TS.NGƯT Hoàng Bá Thịnh là người thành lập nhóm với nòng cốt là giảng viên của các trường Đại học cũng như các cán bộ trẻ đang học tập, nghiên cứu, công tác ở các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý khoa học trong và ngoài nước. Trong quá trình đào tạo và tự đào tạo, nhiều thành viên của Nhóm có thể sử dụng 2 hoặc 3 ngoại ngữ trong giao tiếp, nghiên cứu. Tất cả các thành viên chủ chốt đều đã có điều kiện đi học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) hay trao đổi khoa học, nghiên cứu, giảng dạy ở nước ngoài: Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, v.v... Trong những năm qua, số NCS do trưởng nhóm đã và đang đào tạo là 15 người (10 người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ), số thạc sĩ đào tạo là 40 người (38 người đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ).

nhom dan so 1

Đặc biệt, Nhóm nghiên cứu đã có quan hệ hợp tác với nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Cùng với các thành viên và thành viên chủ chốt, Nhóm Nghiên cứu Giới, Dân số và Môi trường còn có sự tham gia và tư vấn của: GS.TS. Trịnh Duy Luân (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam); GS.TS. Nguyễn Đình Tấn (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), GS.TS. Hong Jin Wang (National DongHwa University), GS.TS Peter Kang (Đại học Thành Công, Đài Loan),...Các chuyên gia, cố vấn khoa học đã tích cực hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, xuất bản, tăng cường hợp tác quốc tế và sự phát triển của Nhóm.

GS.TS.NGƯT Hoàng Bá Thịnh và các thành viên chủ chốt của Nhóm hiện đều đang chủ trì các đề tài và nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước, Cấp Bộ và Cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó nổi bật là nhiệm vụ đề xuất và chịu trách nhiệm xây dựng Thuyết minh và đấu thầu thành công 02 đề tài KH&CN cấp Nhà nước: 1) Đô thị hóa và quản lý quá trình đô thị hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên; Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước, Mã số TN3/X15 - Chủ nhiệm đề tài, 2013-2015; và 2) Tác động của đô thị hoá đến sự phát triển vùng nông thôn giai đoạn 2011 -2020; Đề tài Khoa học và Công nghệ độc lập cấp Nhà nước; Mã số ĐTĐL.2010T/38 - Chủ nhiệm đề tài, 2010-2012.

Ngoài ra một số thành viên trong nhóm đã đấu thầu thành công một số đề tài KHCN các cấp đạt tỷ lệ 50 triệu đồng/cán bộ/năm, PGS.TS Nguyễn Thị Thái Lan (Chủ nhiệm): Tác động của Internet đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong độ tuổi Trung học phổ thông. Đề tài Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED)… Các thành viên của nhóm đều tham gia nhiều đề tài khoa học các cấp, là thư ký khoa học, thành viên chính của một số đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp Đại học Quốc gia, Nafosted; là chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học cấp cơ sở…

tieu de 3

Với vai trò là nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN, trong 3 năm tới, Nhóm Nghiên cứu Giới, Dân số và Môi trường tập trung vào các định hướng nghiên cứu trọng tâm sau:

1. Nghiên cứu những vấn đề về biến đổi gia đình Việt Nam, những rào cản trong tiến trình đạt được các mục tiêu về bình đẳng giới.

2. Nghiên cứu về biến đổi dân số, cấu trúc và chất lượng dân số trong phát triển xã hội. Những tác động của quá trình già hóa dân số và mức sinh thấp đến các chiều cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

3. Nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội, các chính sách phúc lợi xã hội hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững.

4. Nghiên cứu vai trò của công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp các nhóm yếu thế. Đặc biệt những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, stress, bắt nạt và bạo lực học đường.

Những định hướng nghiên cứu trên đây góp phần hướng đến một nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về lịch sử kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam. Các định hướng nghiên cứu đó cũng sẽ góp phần chuẩn bị những luận cứ, cơ sở khoa học cho việc xây dựng các khuyến nghị, báo cáo tư vấn; các chủ trương, chính sách liên quan đến gia đình, giới, dân số, môi trường và công tác xã hội.

Đồng thời, trong giai đoạn 3 năm 2023 - 2025, ưu tiên hàng đầu của Nhóm nghiên cứu là tập trung triển khai Xây dựng Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam - Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ đặc biệt cấp Quốc gia, Tập Xã hội; Hoàn thành đề tài của Quỹ Nafosted, dự án hợp tác quốc tế với Đại học Đông Hoa (Đài Loan) về biến đổi mức sinh.

Trong những năm gần đây, Nhóm đã xuất bản nhiều công trình khoa học trong nước và quốc tế (bằng tiếng Anh và một số ngôn ngữ quốc tế) về các lĩnh vực: gia đình, giới, dân số, môi trường, công tác xã hội…[TĐMQK1]  trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín ở trong nước.

Trong 3 năm gần đây, Nhóm đã công bố nhiều công trình về gia đình, giới, môi trường, an sinh xã hội, công tác xã hội…[TĐMQK2]  trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước có uy tín, trong đó có những tạp chí thuộc nhóm Q1, Q2 trong danh mục ISI/Scpus.

Trong 3 năm gần đây, Nhóm NCM đã có ít nhất 01 nhiệm vụ KH&CN hợp tác nghiên cứu chung với đối tác trong nước/quốc tế được triển khai, đó là dự án quốc tế với Đại học Quốc gia Đông Hoa, Đài Loan với chủ đề “Vấn đề ô nhiễm môi trường và các giải pháp phòng ngừa, bảo vệ” (2020) và Hội thảo khoa học quốc tế “Các phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội: Lý thuyết và Kinh nghiệm thực tiễn” (Năm 2022). Bên cạnh đó, nhóm đang thực hiện dự án quốc tế về “Chính sách Bảo trợ xã hội trong nông nghiệp và quyền của lao động nữ nông nghiệp, nông thôn” hợp tác với tổ chức PANAP.

Nhóm NCM Nghiên cứu Giới, Dân số và Môi trường đã khẳng định được vị thế hàng đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về giới, dân số, môi trường và kết hợp giữa nghiên cứu, đào tạo với công bố các kết quả nghiên cứu. Với những thành tựu đạt được của Nhóm Nghiên cứu đã góp phần thực hiện tầm nhìn đến năm 2035 của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN là phát huy thế mạnh của một trường đại học khoa học cơ bản, tập trung nguồn lực xây dựng VNU-USSH thành một trường đại học nghiên cứu đa ngành và liên ngành với đội ngũ chuyên gia giỏi, đầu ngành; phát triển một số ngành, chuyên ngành đào tạo mới, tiên phong đóng vai trò nòng cốt trong đào tạo và nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản của đất nước đạt trình độ khu vực và quốc tế; xếp vào nhóm 100 các trường đại học hàng đầu của khu vực châu Á và nhóm 500 đại học của thế giới.

Tác giả: Quang Huy Vũ, Thùy Dung - USSH Media

Nguồn tin: Trang thông tin điện tử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây