Năm 2007, bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia với đề tài Cơ cấu nhân khẩu xã hội của người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội hiện nay, tới năm 2013 cô được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư. Thêm vào đó, cô Hương cũng đã tham gia nhiều khóa tập huấn liên quan đến phương pháp giảng dạy đại học, phương pháp nghiên cứu khoa học và nhiều khóa đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn khác.
Hướng chuyên môn chính của cô Hương là xã hội học tôn giáo được phản ánh trong cả hoạt động giảng dạy, hướng dẫn và nghiên cứu khoa học. Cô Hương đã và đang đảm nhiệm giảng dạy những học phần có liên quan đến xã hội học tôn giáo từ cử nhân tới tiến sĩ ngành xã hội học. Bên cạnh đó, cô cũng tham gia vào công tác đào tạo ngành công tác xã hội qua việc cùng giảng dạy học phần Chính sách xã hội và các vấn đề xã hội cho bậc thạc sĩ. Cô đã và đang hướng dẫn nhiều sinh viên, học viên sau đại học của Khoa. Trong số học viên sau đại học của cô, có 11/26 học viên và 2/3 nghiên cứu sinh đã và đang thực hiện đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành xã hội học tôn giáo. Về nghiên cứu khoa học, cô Hương đã và đang chủ trì 5 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở tới cấp nhà nước; tham gia 20 đề tài và dự án nghiên cứu khác trong và ngoài nước. Tính đến 10/2016, cô là tác giả hoặc đồng tác giả của 26 bài báo công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín và các kỷ yếu hội thảo quốc tế trong và ngoài nước; là tác giả, đồng tác giả và tham gia viết 10 cuốn sách chuyên khảo. Trong số đó, có 13 bài báo và 1 cuốn sách, 4 phần trong 4 cuốn sách được xuất bản trong nước và quốc tế liên quan đến hoạt động Phật giáo và biến đổi xã hội, mối quan hệ giữa tôn giáo và tinh thần kinh doanh. Trong số 9 cuốn sách chuyên khảo mà cô tham gia viết, có 1 cuốn cô là đồng tác giả được trao tặng giải thưởng công trình khoa học tiêu biểu năm 2012 của Đại học Quốc gia Hà Nội và Giải Bạc về Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam năm 2013 và được NXB Đại học Quốc gia lựa chọn tái bản vào năm 2015.
Với những nỗ lực trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cô được nhận danh hiệu Trí thức trẻ tiêu biểu thủ đô năm 2011, 2 lần danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp ĐHQG (2000, 2013), 3 lần danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp trường (2006, 2011, 2012) cùng nhiều giấy khen và bằng khen khác.
Công bố khoa học tiêu biểu
Tên công trình | Nơi công bố | Năm công bố |
Buddhism in the contemporary cultural life of Hanoi citizens | Chapter 11 in ‘Vietnam in History and Transformation, Selected Readings’, Nguyen Van Khanh et al. (co-editors), LAP Lambert Academic Publishing. ISBN 978-3-659-81342-9 | 2016 |
Religious Belief and Entrepreneurship among Vietnamese Buddhist Women | Translating Women’s Experience into Classroom Teaching: Gender and Development Cases in Asean and Korea, Published by KWDI, South Korea, 257-292 ISBN 978- 89-8491- 692-2 93330 | 2015 |
Động cơ khởi nghiệp của doanh nhân Phật tử tại Việt Nam | Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2014-2015, NXB Đại học Quốc gia HN, tr 779-794, ISBN 978- 604- 62- 4251-2 | 2015 |
Tiếp cận xã hội học về mối quan hệ giữa tôn giáo và tinh thần kinh doanh | Tạp chí Xã hội học, số 2, trang 96-105 ISSN 0866-7659 | 2013 |
Phật giáo Việt Nam với Từ thiện xã hội và Công tác xã hội | Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội. NXB Đại học Quốc gia, trang 324-335, ISBN978-604-62-0701-2 | 2012 |
Đề tài khoa học đã chủ trì tiêu biểu
Tên đề tài | Cơ quan quản lý | Năm thực hiện |
Đạo đức Phật giáo và tinh thần kinh doanh của người dân đô thị ở Việt Nam hiện nay | Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia | 2013 - nay |
Đề tài nhánh 3: Khảo sát thực trạng, tiềm năng, những gương mặt tiêu biểu và đặc điểm trí tuệ Việt Nam trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là khoa học và nghệ thuật, thuộc Đề tài cấp Nhà nước, mã số KX.03.22/06-10 | Chương trình KX.03 | 2009 – 2011 |
Một số lý thuyết xã hội học tôn giáo và áp dụng nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam | Đề tài cấp cơ sở Trường ĐHKHXH&NV, Mã số T.07.31 | 2007 |
Văn hóa đọc của sinh viên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp ĐHQG) | Đề tài cấp cơ sở Trường ĐHKHXH&NV, Mã số T.06.23 | 2006 |
Dự án Đánh giá thực trạng việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng khối ngành khoa học xã hội và nhân văn | Đề án “Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập các môn Khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng khối ngành khoa học xã hội và nhân văn” của Đại học Quốc gia xây dựng đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo thông qua ngày 25/11/2005 | 2005 |
Ý kiến bạn đọc