THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Thị Lệ Thu
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/07/1982
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có.
7. Tên đề tài luận án: Người chưa thành niên vi phạm pháp luật: Tiếp cận cấu trúc xã hội (Nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02- Bộ Công an).
8. Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62.31.03.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Bá Thịnh
10. Tóm tắt kết quả mới của luận án:
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
(2) Cấu trúc xã hội của người chưa thành niên vi phạm pháp luật thời gian gần đây, gồm cấu trúc về nhân thân người chưa thành niên vi phạm pháp luật, cấu trúc về loại hình, mức độ vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
(3) Lý giải nguyên nhân vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, gồm các nguyên nhân khách quan (môi trường nhà trường, môi trường gia đình, môi trường xã hội) và các nguyên nhân chủ quan (sự thiếu hiểu biết pháp luật, thói quen xấu của người chưa thành niên vi phạm pháp luật).
(4) Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên trong thời gian tới.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể,… có thể tham khảo để bổ sung và hoàn thiện chính sách xã hội của địa phương góp phần phòng ngừa tình trạng vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên.
- Làm tài liệu tham khảo và giảng dạy xã hội học tội phạm, xã hội học pháp luật, xã hội học thanh niên, xã hội học gia đình,...
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nguyên nhân (trực tiếp và gián tiếp) khiến người chưa thành niên vi phạm pháp luật;
- Chính sách xã hội đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
(1) Đặng Thị Lệ Thu (2016), Cấu trúc xã hội của người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Thông tin Khoa học Lý luận chính trị (7), tr. 87-93.
(2) Đặng Thị Lệ Thu (2016), Thực trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hiện nay, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cán bộ trẻ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 268-285.
(3) Đặng Thị Lệ Thu (2017), Giải pháp phòng ngừa tình trạng vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên, Quản lý nhà nước (6), tr. 89-93.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Fullname: Dang Thi Le Thu 2. Sex: Female
3. Date of Birth: 27th July 1982 4. Place of Birth: Vinh Phuc
5. Admission decision number: 3216/2014/QĐ-XHNV- SĐH dated 31 December 2014.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Juvenile Delinquency: Access to the Social Structure (A case study at Reformatory Number 02- Ministry of Public Security).
8. Major: Sociology Code: 62.31.03.01
9. Supervisor: Prof. Dr. Hoang Ba Thinh
10. Summary of the new findings of the thesis:
(1) Systematization of theoretical foundation of juvenile delinquency.
(2) The social structure of juvenile delinquency in recent years, including the structure of the status, the structure of the type and the extent of juvenile delinquency.
(3) Explanations to juvenile delinquency, including objective causes (eg: at-school setting, family environment and social environment) and subjective causes (low awareness of the law, bad life habits among juveniles leading to violations against the law).
(4) Recommendations and solutions towards improving juvenile delinquency in the future.
11. Practical applicability:
(1) It is advisory that parents, schools, local authorities, mass organizations, etc. be consulted to improve local social policies, contributing to preventive juvenile delinquency.
(2) The dissertation will serve as a source of reference and teaching materials for sociology of crime, sociology of law, youth studies and sociology of family, etc.
12. Further research directions:
- Direct and indirect causes to juvenile delinquency;
- Social Policies toward juvenile delinquency.
13. Thethis- related publications:
1. Đang Thi Le Thu (2016), Social structure of Juvenile Delinquency, Journal of Scientific Information of Political Theory (7), p. 87-93.
2. Đang Thi Le Thu (2016), The Status of Juvenile Delinquency (A Case Study at Reformatory Number 02 – Ministry of Public Security), Academic Yearbook of Young Scientists, University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University, p. 268-285.
3. Đang Thi Le Thu (2017), The Solution to Prevent Juvenile Delinquency, The State management magazine (6), p. 89-93.
Tác giả: SOW
Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn