THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Lý
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/4/1986
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận NCS năm 2012.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài theo QĐ số 738/ QĐ - SĐH ngày 28 tháng 10 năm 2015
7. Tên đề tài luận án: Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Nghiên cứu trường hợp tại Phường Quảng Hưng và Phường Đông Thọ)
8. Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62.31.03.01
9. Cán bộ hướng dẫn: 1. GS.TS Phạm Tất Dong, 2. PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hạnh
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án phân tích sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa ở 3 khía cạnh: kế thừa về vị trí nghề nghiệp, kế thừa về kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp và kế thừa về giá trị nghề. Các nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy sự kế thừa về vị trí nghề nghiệp có xu hướng giảm dần qua các thế hệ và theo thời gian. Sự kế thừa về kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp và sự kế thừa g`iá trị nghề nghiệp diễn ra ở tất cả các nhóm nghề song nhóm nghề có địa vị cao sự kế thừa nghề mang tính chủ động, còn ở nhóm địa vị thấp, sự kế thừa mang tính thụ động nhiều hơn.
Sự thay đổi cấu trúc nghề nghiệp ở thế hệ sau so với thế hệ trước là một nhân tố tác động đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình song nhân tố này không phải là nhân tố mạnh nhất. Nguồn gốc gia đình và các yếu tố liên quan đến cá nhân người lao động cũng là một trong những nhân tố tác động đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình
Luận án đã sử dụng triệt để phương pháp tính di động xã hội của nhà xã hội học Yasuda để phân tích thực trạng kế thừa nghề nghiệp cũng như tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu có thể là tài liệu hữu ích cho những nhà nghiên cứu về di động xã hội, di động nghề nghiệp và kế thừa nghề nghiệp.
Các nhà quản lí xã hội có thể sử dụng những kết quả và ý tưởng nghiên cứu để đưa ra những cơ sở hoạch định chính sách liên quan đến nghề nghiệp và cơ cấu kinh tế trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Chúng tôi rất mong muốn có thể nghiên cứu chủ đề này ở quy mô rộng hơn với số lượng mẫu lớn hơn.
Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn nghiên cứu thêm về chủ đề phân tầng xã hội, sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc trong xã hội hiện đại.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Nguyễn Thị Lý (2015), “Hiện trạng kế thừa nghề nghiệp trong tình hình gia tăng hiện tượng di động nghề nghiệp”, Tạp chí Khoa học giáo dục (118), tr53 – 56.
Nguyễn Thị Lý (2017), “Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (397), tr 41 – 44.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Ly 2. Sex: Female
3. Date of birth: 02/4/1986 4. Place of birth: Thanh Hoa
5. Admission decision number: in 2012.
6. Changes in academic process: Thesis title was changed according to Decision No. 738/QĐ–SĐH, on the date of 28th October 2015
7. Official thesis title: Occupational succession across family generations inThanhHoa city, Thanh Hoa province (Case studies in Quang Hung ward and Dong Tho ward)
8. Major: Social studies Code: 62.31.03.01
9. Supervisors: 1. Prof. Dr. Pham Tat Dong, 2. Ass. Prof. Dr. Nguyen Thi Van Hanh
10. Summary of the new findings of thesis:
The thesis studies about occupational succession across family generations in Thanh Hoa city in three aspects: succession of occupational position, succession of experience - professional skills and succession of occupational value. The qualitative and quantitative studies show that the succession of occupational position tends to decrease over generations time by time, while experience, occupational skills and occupational value are continually succeeded in all occupational groups. Besides, prestigious occupations tend to be proatively succeeded while ordinary occupations are passively taken over.
The change of occupational structure through generation is one of elements that influences occupational succession across family members; nevertheless, it is not the most crucial one. Family origin and individual factor also impact career succession amongst family generations.
The thesis has utilized methodology of social mobility by the sociologist Yasuda to study status quo of professional succession and reasons for this situation.
11. Practical applicability, if any:
Research can be an useful document for researchers who are interested in social mobility, professional mobility and occupational succession.
Social authorities can base on the research’s ideas and result to promulgate policies which relates to occupation and economic structure.
12. Futher research directions, if any:
The researcher intends to carry a more profound study on this subject with a broader scale and a larger sample size.
In addition, the researcher plans to study on the topics of social stratification, structural inequality in modern society.
13. Thesis - related publications:
Nguyen Thi Ly (2015), “Occupational succession in the increasing trend of occupational mobility”, Journal of Educational Sciences ( 118), pp. 53 – 56.
Nguyen Thi Ly (2017), “Occupational succession across family generations”, Journal of Arts and Culture, (397), pp. 41-44.
Tác giả: SOW
Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn