TTLA: Năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tỉnh Thanh Hóa ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)

Thứ bảy - 28/10/2017 16:07

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoài An    

2. . Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03-04-1975

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1384 ngày 26 tháng 12 năm 2012

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Thay đổi tên đề tài quyết định số 737 ngày 28 tháng 10 năm 2015

Gia hạn đào tạo thêm một năm 2016

7. Tên đề tài của luận án: Năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tỉnh Thanh Hóa ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)        

8. Chuyên ngành: Xã hội học                    Mã số: 62.22.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Thị Quý và TS. Mai Thị Kim Thanh

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Năng lực của y tế cơ sở vẫn còn yếu và chưa đồng bộ về năng lực cung ứng dịch vụ, nhân lực, thông tin, năng lực kỹ thuật, dược phẩm công nghệ, năng lực tài chính và năng lực quản lý điều hành. Số liệu điều tra cho thấy 77% cán bộ y tế cho rằng bệnh viện cung ứng đủ thuốc; chỉ có 37% cán bộ y tế cho rằng có sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo và vị trí công tác hiện tại, chỉ có 29% cán bộ y tế bệnh viện huyện đào tạo ở trình độ đại học. 65% cán bộ y tế đánh giá quy trình tiếp đón bệnh nhân là đạt yêu cầu. Đánh giá của người dân về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế ở tuyến xã vẫn còn thấp. 72% ý kiến cho rằng trạm y tế vẫn còn ở mức trung bình, chỉ có 5% đánh giá là ở mức tốt. Tuyến huyện được người dân đánh giá tốt hơn, 53% cho rằng ở mức tốt. Về thủ tục hành chính khám chữa bệnh vẫn còn chủ yếu ở mức trung bình chiếm 60%, 20% đánh giá ở mức độ chưa tốt. Về nhân lực của cán bộ y tế , người dân đánh giá có 13,2% cho là tốt, 54,2%  đánh giá ở mức trung bình, 32,6% cho là còn chưa tốt. Cán bộ ngành dược còn thiếu cả về số lượng và chất lượng ở cả trạm y tế và bệnh viện huyện. Về năng lượng kỹ thuật, dược phẩm có mối quan hệ gắn chặt với năng lực con người. Khi thiếu nhân lực kéo theo khả năng cung cấp về các kỹ thuật và dược phẩm cũng kém theo.

Năng lực tổ chức vừa thiếu đào tạo bài bản và yếu do vậy kéo theo vận hành các chức năng của y tế cơ sở chưa mạnh còn nhiều bất cập. Cán bộ kỹ thuật ở tuyến y tế cơ sở chưa đủ, có những kỹ thuật cao nhưng không có nhân lực phù hợp để đào tạo và sử dụng, các trang thiết bị còn thiếu nhiều so với quy định của Bộ Y tế và nhu cầu thực tế.

Năng lực tài chính tuy đã có nhiều cải thiện đặc biệt ở tuyến huyện, ở trạm y tế nguồn kinh phí vẫn hết sức hạn hẹp để đáp ứng chức năng và nhiệm vụ của trạm như hiện tại. Năng lực về cung ứng dịch vụ còn nhiều tồn tại như ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải y tế, nước sạch, các văn hóa ứng xử tại y tế cơ sở còn chưa được chú ý và phát triển. Khả năng chữa trị các bệnh còn yếu nên việc thực hiện chức năng của y tế cơ sở còn nhiều khó khăn.

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực y tế cơ sở như hệ thống chính sách động, cơ chế quản lý tổ chức, các điều kiện môi trường, biến đổi khí hậu, yếu tố nhãn quan của lãnh đạo địa phương, chế độ lương, phụ cấp, điều kiện làm việc, suy nghĩ đánh giá của người dân về các dịch vụ hiện tại của y tế cơ sở và nhu cầu của người dân liên quan tới khám chữa bệnh. Nhu cầu của người dân phần lớn là ở nhóm nhu cầu cơ bản như về trang thiết bị y tế đầy đủ, người dân có thể khám chữa bệnh tại trạm y tế xã nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, khám chữa bệnh đúng và chính xác, xây dựng nhiều y tế cơ sở gần dân hơn, được tiếp đón chu đáo, cán bộ y tế có thái độ hòa nhã và tư vấn giúp bệnh nhân hiểu rõ về bệnh tật.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu giúp những nhà lập chính sách, các cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, cán bộ trong ngành y tế, xã hội học có thể sử dụng để xác định hướng đi và các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường vai trò của y tế cơ sở trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mối quan hệ giữa cán bộ y tế và bệnh nhân tại tuyến y tế cơ sở. Những yếu tố tác động tới mối quan hệ này.

Một số lý thuyết xã hội học y tế hiện đại ứng dụng trong nghiên cứu

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

Nguyễn Thị Hoài An ( 2016),“ Một số khó khăn và định hướng trong việc nâng cao, bảo vệ sức khỏe của người dân ở hệ thống y tế cơ sở hiện nay”, tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (09), tr. 43-50. 

Nguyễn Thị Hoài An (2016), “ Nghiên cứu năng lực y tế cơ sở qua tổng quan ở một số nước và Việt Nam”, tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, (02b),tr.180-192

Nguyễn Thị Hoài An (2017), Nghiên cứu năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tỉnh Thanh Hóa”,  Kỷ yếu hội thảo khoa học chăm  sóc sức khỏe những vấn đề xã hội và công tác xã hội ,  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ Xã  hội, Đại học Quốc Gia, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tr. 202-215

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name; Nguyễn Thị Hoài An                      2. Sex: Female

3. Date of birth: 03-04-1975                               4. Place of birth: Hà Nội

5. Admission decision number: 1384 dated:  26th, December, 2012

6. Changes in academic process:

Change thesis title , decision number 737, dated 28th , October , 2015

Extension training time: One year, 2016

7. Official thesis title: Capacity of health facilities at grassroots level in meets the people’s needs in health care in Thanh Hoa province (Case study in Ha Trung district, Thanh Hoa province)        

8. Major: Sociology                                             Code: 62.22.03.01

9. Technical Advisor: Professor. Doctor. Le Thi Quy and Doctor. Mai Thị Kim Thanh

10. Summary of the new findings of the thesis:

The capacity of health facilities at grassroots level were still weak and uniformity of service provision capacity, human resources, information and technical capacity, pharmaceutical technology, financial capacity and governance capacity . Survey data shows that 77% of medical staffs think that hospital provides adequate of medicines; only 37% of health workers believe that there is a mismatch between professional training and current positions, only 29% of health workers at the district hospital have university degrees. 65% of staffs assess the patient reception procedures are satisfactory. Evaluation of the people on facilities and medical equipment at the health commune level is still low. 72% of respondents said that health commune centers are still inadequate, only 5% rated as good at. District hospital was rated better by people in Ha Trung district, 53% said that is at good level. In terms of administrative procedures in health care and treatment is still largely inadequate accounting for 60% and 20% rated the undergraduate level. Regarding health workers, people rated with 13.2% at good, 54.2% assessed at the average level, 32.6% said it is not good. Lacking of pharmaceutical staff in both quantity and quality in all commune health centers and district hospitals. Capacity on both technical and pharmaceutical aspect have strong relationship with human resources, lack of manpower led to the ability to provide the techniques and pharmaceutical poor also follow.

Organizational capacity and insufficient trained and therefore entail major operational functions yet powerful medical facility is inadequate. Technical staff at the health facility at grassroots level is not enough. There are highly technical but no appropriate personnel to train and use. Equipment at health facilities is not enough as principle of Ministry of Health and need in reality.

Financial capacity has been improved but especially at the district level. However, budget at commune health center is still very limited to meet the functions and duties of the current request. Capacity of service delivery has a lot of difficulties of such as environmental pollution, medical waste disposal, and clean water. The behavioral culture at health center at grassroots level has not yet been paid attention and strengthened. Ability to treat the disease should remain weak therefore implementations of functional health facility still many challenges.

There are many factor affected on capacity of health facilities at grassroots level such as policies, management mechanism, environmental conditions, climate change, factor perspective of local leaders, wages, allowances and evaluation of people about the current service medical facility, as well as the needs of the people related to health care. The needs of people in Ha Trung district is mostly basic needs such as essential medical equipment, people can check health and treatment at commune health center or where people can initial medical examination and easy to access to correct medical treatment and convenient services. In addition, other group of needs as the attitude and good behavior of the medical staffs and counseling to help patients understand the disease is also important needs that most people are referring to.

11. Practical applicability, if any:

Findings help policy makers, leaders, researchers, staff in the health sector; social studies can be used to determine the direction and the appropriate solutions in order to strengthen the role of the medical facilities in the health care of people.

12. Further research direction, if any:

The relationship between health staff and patients at the health facilities at grassroots level. Consequence factors on these relations.

Some modern medical sociological theories application in research

13. Thesis-related publications

Nguyen Thi Hoai An (2016), "Some difficulties and orientation in improving and protecting the health of people in the primary health care system, currently " the Viet Nam Journal of Social Science Manpower , number (09), pp. 43-50.

Nguyen Thi Hoai An (2016), " Research on capacity of health facilities at grassroots level through overview of some countries and Vietnam ", The Journal of Social Sciences and Humanities, (02), pp.180-192

Nguyen Thi Hoai An (2017), “Research on the capacity of grassroots health center in responding to the needs of people in Thanh Hoa province”, Year Book on health care and social issues. Social Work, Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, Social Protection Department, National University, College of Social Sciences and Humanities, pp. 202-215

Tác giả: SOW

Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây