TTLA: Hành vi tiêu dùng sản phẩm may mặc của thanh niên đô thị tại Hà Nội hiện nay

Thứ tư - 05/06/2019 14:56

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đào Thúy Hằng                2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19 tháng 6 năm 1992                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ –XHNV-SĐH của Hiệu trưởng, trường ĐHKHXH&NV, ngày 31 tháng 12 năm 2014

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:   

Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ, số 1011/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 03 năm 2016

Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ, số 236/QĐ-XHNV, ngày 09 tháng 01 năm 2019

7. Tên đề tài luận án: Hành vi tiêu dùng sản phẩm may mặc của thanh niên đô thị tại Hà Nội hiện nay

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                             9. Mã số: 62.31.03.01

10. Các bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Thanh niên đô thị khá quan tâm tới hình thức bên ngoài của họ thể hiện qua việc tiêu dùng cho các sản phẩm may mặc là 1 trong số 3 khoản chi tiêu chính trong tháng của thanh niên đô thị trong mẫu khảo sát.

- Có sự khác trong các khía cạnh của hành vi tiêu dùng, cụ thể là: tiếp cận, lựa chọn, mua và sử dụng và xử lý sản phẩm may mặc giữa nam và nữ, giữa các khách thể có mức thu nhập khác nhau, khoảng tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn,… khác nhau.

- Về giá trị cốt lõi của sản phẩm may mặc, luận án cho thấy định hướng giá trị lối sống của thanh niên đô thị Hà Nội hiện nay vẫn là thực dụng, thực tế chứ chưa phải là hưởng thụ, mặc dù có rất nhiều chỉ báo cho thấy giá trị sống hưởng thụ đang manh nha dần hình thành trong một bộ phận thanh niên. Nhận thức về các giá trị biểu trưng của sản phẩm may mặc và chức năng của hành vi tiêu dùng cũng có khác biệt giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi, thu nhập, nơi ở và thời gian cư trú tại Hà Nội.

- Về chức năng của hành vi tiêu dùng, hành vi tiêu dùng đáp ứng rất nhiều các nhu cầu: nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội. Về nhu cầu cá nhân, đáng chú ý là thanh niên khá nhất trí với quan điểm về chức năng giải trí của hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, thanh niên đô thị cũng cho thấy hành vi tiêu dùng đáp ứng các chức năng xã hội của họ. Một mặt, tiêu dùng cho các sản phẩm may mặc làm họ gắn bó hơn với nhóm thân thuộc của họ; mặt khác, chúng là công cụ định hình, xác định vị thế, phong cách và bản sắc riêng của mỗi cá nhân. Dưới góc nhìn của thanh niên, hành vi tiêu dùng vừa có chức năng liên kết xã hội vừa có chức năng phân biệt xã hội. Tuy nhiên chức năng liên kết xã hội vẫn là chức năng dễ thấy và nổi trội hơn.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn nếu có: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác cùng chủ đề sau này. Ngoài ra, nghiên cứu còn có khả năng dự đoán xu hướng tiêu dùng dựa vào việc mô tả hành vi cá nhân, giá trị định hướng hành vi – có thể giúp các nhà quản lý, các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm may mặc tiếp cận và dễ dàng nắm bắt đối tượng thị trường mục tiêu của mình.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Các nghiên cứu về tiêu dùng các loại sản phẩm khác như: điện tử, đồ gia dụng, tiêu dùng văn hóa – nghệ thuật; hoặc có thể đa dạng khách thể nghiên cứu khác, như: sinh viên, vị thành niên, trung niên, cao niên hoặc khách thể có những đặc điểm đặc trưng, như: nhân viên văn phòng, người lao động thuộc khu vực tự do,…các nghiên cứu về tiêu dùng đặc thù như: tiêu dùng xa xỉ, tiêu dùng xanh hoặc tiêu dùng dựa trên thương hiệu, tiêu dùng trực tuyến,…

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Đào Thúy Hằng (2018), “Quan niệm về hàng hóa trong xã hội tiêu dùng: Một góc nhìn Xã hội học”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 4, số 3, trg 393 – 402.
  2. Đào Thúy Hằng (2016), “Xã hội học tiêu dùng: Các thuật ngữ nghiên cứu cơ bản từ tiếp cận của các nhà Xã hội học kinh điển”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 2, số 1b, tr. 130-142.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Dao Thuy Hang                                2. Sex: Female

3. Date of birth: June, 19th, 1992                            4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: : 3216/2014/QĐ –XHNV-SĐH, followed by Rector dicision, dated 31st, December, 2014

6. Changes in academic process:

Adjust the title of the doctoral thesis, No. 1011 /QĐ-XHNV, March 29, 2016

Adjust the title of the dissertation thesis, No. 236 /QĐ-XHNV, January 9, 2019

7. Official thesis title: Urban youth’s clothing products consumption behavior in Hanoi today

8. Major: Sociology                                                 9. Code: 62.31.03.01

10. Supervisor: Assoc. Prof. Nguyen Thi Thu Ha

11. Summary of the new findings of the thesis:

- Urban youth are increasingly interested in their appearance which showed through the consumption of garments is one of three major expenditures

- There are differences in each stage of consumer behavior, namely: access, selection, purchase, use and handling of clothes between men and women, among different income, age, occupation, academic level, etc.

- In terms of the core value of garments, the result shows that the orientation of Hanoian youth’s lifestyle values are still pragmatism, utilitarianism but not hedonism, although there are many evidences shows that it is gradually formed in some segments of youth. Awareness of the symbolic values of clothing products and the function of consumer behavior are also dissimilar between men and women, among age groups, group of income, living place and time living in Hanoi.

- Besides, consumer behavior meets many people needs: personal needs and social needs. On personal needs, entertainment is notable function of consumer behavior. In addition, consumer behavior meets their social functions. On the one hand, consumption of garments makes them attach to their group member; On the other hand, it is the tool that shapes and defines the social position, lifestyle and identifies of each individual. From a youth perspective, consumer behavior is both linking and distinctive function; however, linking is dominant function.

12. Practical applicability, if any: Research results are references to other later studies. In addition, the study also has the ability to predict consumer trends based on individual behavioral descriptions, behavioral values - which can help garment managers, manufacturers and distributors access and capture their target market audiences, easily.

13. Futher research direction, if any: studies on consumption of other products, such as electronics, household appliances, cultural products; or other research objects, such as: students, adolescents, middle-aged, elderly people; or customers with specific occupations, such as: office workers, free-zone workers; or specific consumption, such as: conspicuous consumption, green consumption or brand- based consumption, online consumption, etc.

14. Thesis-related publication:

1. Dao Thuy Hang (2018), “Concept of Commodity in Consumer Society: A Sociological Perspective”, Journal of Social Sciences and Humanities, Vol 4 (3), pp. 393-402.

2. Dao Thuy Hang (2016). “Sociology of consumption: basic research terminologies from classical theorists’ perspectives” , Journal of Social Sciences and Humanities, Vol 2 (1b), pp. 130-142.

Tác giả: SOW

Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây