1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thị Thu Hà 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/12/1985 4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV- SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng (Nghiên cứu trường hợp làng Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Xã hội học 9. Mã số: 62310301
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh
11. Tóm tắt kết quả mới của luận án:
Luận án đã làm rõ việc sử dụng vốn xã hội của phụ nữ trong các công đoạn sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng. Vốn xã hội của phụ nữ, cụ thể là mạng lưới và lòng tin có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng châu thổ sông Hồng. Trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phụ nữ ở các làng nghề vận dụng vốn xã hội co cụm vào trong hay vốn xã hội vươn ra bên ngoài tùy thuộc từng công đoạn sản xuất cụ thể. Từ dữ liệu thực nghiệm, luận án đã khái quát hóa một số quan điểm lý thuyết về vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
- Chính quyền địa phương nơi có các làng nghề được khảo sát là xã Duyên Thái và xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội cũng như các làng nghề truyền thống có đặc điểm tương đồng ở các địa phương khác có thể tham khảo, bổ sung, hoàn thiện các chính sách xã hội tăng cường vốn xã hội bắc cầu để phụ nữ nói riêng và người dân sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói chung phát triển kinh tế;
- Làm tài liệu tham khảo và giảng dạy xã hội học về giới, về phụ nữ, tại các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Ảnh hưởng của vốn xã hội đến vị thế của phụ nữ trong các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Phan Thi Thu Ha 2. Sex: Female
3. Date of birth: December 30, 1985 4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number: Decision no.3216/QĐ-XHNV-SĐH Dated December 31th, 2014 of the President of Social Sciences and Humanities
University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Social capital of women in cottage industry production in the Red River Delta’s craft villages, Vietnam (Case study of Ha Thai village, Duyen Thai commune and Trat Cau village, Tien Phong commune, Thuong Tin district, Hanoi)
8. Major: Sociology 9. Code: 62310301
10. Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Tuan Anh
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis sheds light on the ways in which women use social capital in the process of cottage industry production in the Red River Delta’s craft villages, Vietnam. Social capital of women in terms of their social network and trust plays an important role in the process of cottage industry production in the Red River Delta’s craft villages. Women in these villages make use of their bonding social capital or bridging social capital depending on certain stages in the process of cottage industry production. Another point is that from the empirical data, the thesis generalizes some theoretical perspectives on social capital of women in cottage industry production.
12. Practical applicability, if any:
1. Local authorities in Duyen Thai commune and Tien Phong commune, Thuong Tin District, Hanoi as well as traditional craft villages with similar characteristics in other localities can base on these results to complement, improve the social policies to strengthen bridging social capital for women in particular and people of cottage industry in general in economic development.
2. The results of the thesis can be used as document for studying and teaching sociology of gender, the women, in the universities and other educational institutions.
13. Further research directions, if any: Impact of social capital on the status of women in handicraft production households.
14. Thesis - related publications:
1. Phan Thi Thu Ha (2017), “Role of women in the use of social capital to mobilize financial capital for production in craft villages in the Red River Delta”, Journal of Social Sciences and Humanities, Vol 3 (2b), pp. 225 - 236.
2. Phan Thi Thu Ha (2018), “Gender roles in handicraft production in some craft villages in the Red River Delta”, Women in the 4.0 Revolution", pp. 326-339, Hong Duc, Hanoi.
3. Phan Thi Thu Ha (2018), “Women’s utilization of social capital in production technique and technology innovation in some craft villages in the Red River Delta”, Untrained female labour – Social issue in digital era, pp. 237-251, Lao Dong, Hanoi.
4. Phan Thi Thu Ha (2018), “Women’s social capital in handicraft products consumption in some craft villages in the Red River Delta”, Journal of Social Sciences and Humanities, Vol 4 (3b), pp. 399 – 412.
Tác giả: SOW
Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn