TTLV: Việc làm của người đi xuất khẩu lao động trở về “khảo sát tại thủ đô Viêng chăn nước CHDCND Lào”

Thứ tư - 04/01/2017 16:24

 THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:  Phengsy  SAYAPHETH

2. Giới tính:  Nam

3. Ngày sinh: 10/06/1975

4. Nơi sinh: Lào

5. Quyết định công nhận học viên số: 2530/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 05/11/2013

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Việc làm của người đi xuất khẩu lao động trở về “khảo sát tại thủ đô Viêng chăn nước CHDCND Lào

8. Chuyên ngành: Xã hội học                      Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trương An Quốc

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Xuất khẩu lao động đã và đang là một hoạt động góp phần đáng kể trong công tác tạo việc làm cho lao động, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước Lào. Tuy nhiên để xuất khẩu lao động thực sự có tính hiệu quả, tính chiến lược lâu dài cần quan tâm xem xét vấn đề tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước.

Ở nước CHDCND Lào có đặc điểm là nguồn lao động trẻ phong phú, dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, sự quan tâm giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động nói chung và đối với người đi xuất khẩu lao động trở về nước nói riêng luôn là một trong những giải pháp về vấn đề phát triển xã hội và là chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và nhà nước đề ra.

Việc làm luôn là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội, vì nó có tác động trực tiếp đến đời sống người lao động nói chung. Đặc biệt là đối với những người đi xuất khẩu lao động trở về nước, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm trong nước, chưa biết tìm kiếm các nguồn thông tin về thị trường lao động trong nước, thông tin về việc làm bị hạn chế. Những công việc và những ngành nghề mà họ đã từng làm ở nước ngoài khi về nước thì không thích ứng hoặc các doanh nghiệp trong nước không có nhu cầu sử dụng đến. Vì thế, người lao động sẽ khó tìm được việc làm phù hợp hoặc tìm được những công việc lại không ổn định, thậm chí họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ để lãng phí nguồn nhân lực có chất lượng cao, chưa tận dụng được triệt để nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó cần có những giải pháp thiết thực nhằm tạo việc làm cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước tại thủ đô Viêng Chăn, như chính sách đào tạo nghề, chính sách ưu tiên trong việc tuyển dụng, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp...

Nhìn chung, những người đi xuất khẩu lao động đều là những người mạnh dạn tìm cơ hội việc làm, có ý chí vươn lên. Sau thời gian làm việc ở nước ngoài, họ đã ít nhiều tích lũy được cho mình những kỹ năng quý báu. Tuy nhiên, trình độ học vấn của phần lớn lao động còn thấp, chỉ có một tỷ lệ nhỏ lao động đã qua đào tạo nghề. Việc giáo dục định hướng là một trong những khâu hết sức quan trọng trước khi đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài nhưng lại có không ít doanh nghiệp xuất khẩu lao động bỏ qua.

Hiện nay Lào chưa có chính sách cụ thể cho người lao động tái hòa nhập khi trở về để tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm họ đã được đào tạo tại nước ngoài cũng như chính sách tận dụng nguồn vốn mà họ tích lũy được để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Phengsy SAYAPHETH              2. Sex: Male

3. Date of birth: 10/06/1975                          4. Place of birth: Laos

5. Admission decision number:2530/2013/QĐ-XHNV-SĐH date 05/11/2013

6. Changes in training process: None

7. Official thesis title: “Hired employees who work in oversea are going back to Vientiane Capital,Lao PDR.”

8. Major: Sociology                                        Code: 60.31.03.01

9. Supervirsor: Dr. Truong An Quoc

11.Summary of the findings of the thesis:

Labor export has been operating a significant contribution in the work of creating jobs for workers, reducing unemployment, poverty, increasing revenues for the Lao government’s budgets. However, in order to have a long-term strategic interest of effective export of labor, it needs to consider the problem of creating jobs for expired contracts of labor export when they return to home country .

Laos is a country which has a large number of younger workforces; especially they are significant workforces that can contribute to socio-economic development. Therefore, in general, helping and supporting such workforces to have permanent jobs is important, particularly workforces who come back from oversea because this always has been considered to be one of best solutions to the problems of social development and this is also an indicator of economic development - society as  indicated by Lao government. 

Employment has always been a concern of the whole society, because it has a direct impact on the lives of people in general. Especially for workforces who come back from oversea, they will face many difficulties in the process of finding employment in the country such as hardly identify sources of information on the domestic labor market, information employment is limited. The jobs and careers that they did in oversea do not match skills and sometimes domestic enterprises do not use their skills. Thus, they will be difficult to find suitable jobs or finding jobs are not stable. As a result, they will face the risk of unemployment. From other perspectives, enterprises will waste a high-quality of workforces and thoroughly waste advantage of human resources.

Hence, it needs to have practical solutions in order to create jobs for the workers who come back to home country – Vientiane such as vocational training policy, the priority policy in recruitment, policies support business development

Overall, workforces that seek new employment opportunities to go to work in oversea are significantly increasing. During working abroad, they will gain more or less their accumulated valuable skills. However, level of education of the majority of labor is low, only a small percentage of workers were trained. Thus, the vocational education is one of the critical stages before sending these laborers to work overseas but labor export enterprises has ignored the training program me for them.

Currently, Laos has no specific policy for employees reintegration when they return to using the skills and experience they have been trained in foreign countries as well as take advantage of the capital they accumulated to top for production and business investment.

11. Ability to apply in practice:

12. Further research directions:

13. The announced projects related to the thesis:

Tác giả: SOW

Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây