TTLV: Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Thứ ba - 11/06/2019 20:25

1. Họ và tên học viênDương Thị Thanh Nga             

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03/02/1979.

4. Nơi sinh: Hà Tu, Hạ Long, Quảng Ninh.

5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/QĐ-XHNV ngày 19/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội (định hướng ứng dụng). Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang.

10. Tóm tắt các kết quả luận văn:

Luận văn nghiên cứu làm rõ thực trạng về sự bạo hành trong gia đình và những khó khăn, nhân viên xã hội đối mặt, trong công tác trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; đồng thời bằng kiến thức, kĩ năng đã học ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân để giúp phụ nữ bị bạo lực: ổn định tâm lý, tìm ra nguyên nhân, hậu quả của bạo lực, từ đó trang bị kiến thức và kỹ năng sống cho thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề của chính mình, đồng thời tham gia vào các nguồn lực và dịch vụ công tác xã hội phòng chống bạo lực gia đình.

Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình tại phường Hùng Thắng nói riêng và thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói chung.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Ứng dụng các kỹ thuật can thiệp cá nhân vào tình huống cụ thể để giúp hạn chế vấn đề phụ nữ bị bạo lực gia đình.

- Thông qua trường hợp thực tiễn mà luận văn sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các mâu thuẫn gia đình đang có bạo lực, các phản ứng của người trong cuộc về bạo lực gia đình. Các thông tin này hi vọng sẽ giúp ích cho các nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực gia đình, đặc biệt là vấn đề bạo lực gia đình có thể tham khảo, từ đó không chỉ nâng cao các kỹ thuật can thiệp mà còn tìm ra những xu hướng xây dựng các mô hình can thiệp phù hợp, hiệu quả đối với bạo lực gia đình đặt trong các điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của Việt Nam.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tính chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội trong công tác phòng chống bạo lực gia đình đặc biệt là hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER THESIS

1. Full name: Dương Thị Thanh Nga                 2.  Gender: Female

3. Date of birth: March 3rd, 1979.              4. Place of birth: Ha Tu, Ha Long Quang Ninh.

5. Admission decision number: 3379/QĐ-XHNV Decemmber 19th, 2017  by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes occurred during training period: No

7. Title of thesis: Individual social work with female victim of domestic violence in Hung Thang Ward, Ha Long City, QuangNinh Province.

8. Major: Social work (applicable orientation).             Code: 60.90.01.01

9. Thesis supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyễn Thị Như Trang.

10. Thesis summary:

This dissertation aims to investigate how domestic violence against women happens in the research site to provide necessary information for social workers working with domestic violence. It also presents a case in which social worker works with a young women victim of domestic violence. Applying the process of social work with individual and cognitive-behavioral therapy techniques, author supports the victim in boosting her internal strengths, re-connecting her with her social capital, and learning new way to look at and cope with her situation especially violent conflicts between her and her husband. This dissertation also shares some lessons in working with women victims of domestic violence in the research site, focusing on the application of knowledge/theory, the uses of skills and techniques, and ethical dilemma raised in the intervention process.

11. Feasibility of the thesis:

- Applying individual intervention skills in the real situation to limit violence in family caused by females

- Through the real situations, the thesis provides a deeply view for conflicts in families who are doing violence for their problems and reactions of participating people for such violence . It is hope that the information will be useful for staffs in charge of social work related to family issues, especially for violence in family, who refer to not only improve their intervention skill1

s but also seek tendency for establishment of appropriate and efficient intervention models for violence in family in specific socioeconomic situation of Vietnam

12. Continuous research:

Professionalization of staff in charge of social work to prevent violence in family, especially for females do violence in their families

13. Works announced related to the thesis: None

ussh

Tác giả: SOW

Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây