1. Họ và tên học viên: DOÃN THỊ THU TRANG 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/03/1994
4. Nơi sinh: Thanh Tâm, Thanh Liêm, Hà Nam
5. Quyết định công nhận học viên số: 4295/2016/QĐ-XHNV Ngày 16/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Chung cư CT3 Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60310301
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Đoàn Thị Thanh Huyền, chuyên ngành Xã hội học Phó Chủ nhiệm Khoa Công tác xã hội – Học viện Phụ nữ Việt Nam
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên cơ sở vận dụng cách tiếp cận về giá trị con cái từ các công trình khoa học trong và ngoài nước đã được công bố, hướng nghiên cứu chính của đề tài tập trung vào 5 nhóm giá trị chính liên quan đến con cái gồm: giá trị tâm lí, giá trị tình cảm, giá trị kinh tế, giá trị hôn nhân và giá trị tự khẳng định. Kết quả nghiên cứu trọng tâm là mô tả và lí giải thực trạng quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại Chung cư CT3 Cổ Nhuế, Hà Nội hiện nay.
Qua việc sử dụng các số liệu phân tích điều tra kết hợp với dữ liệu từ phỏng vấn sâu, đề tài đã bước đầu chỉ ra được bậc thang giá trị trong bảng giá trị về con cái tương ứng với bậc thang nhu cầu mà các bậc cha mẹ mong muốn được đáp ứng từ phía con cái. Trật tự thứ bậc các nhóm giá trị được đánh giá như sau: (1) giá trị hôn nhân; (2) giá trị tình cảm; (3) giá trị tâm lí; (4) giá trị tự khẳng định và (5) giá trị kinh tế. Lí giải cho sự sắp xếp này dựa trên cách tiếp cận về các nguồn lực thay thế, dẫn đến sự suy giảm về giá trị của đứa con ở một vài khía cạnh đã được xem xét đến.
Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra được sự khác nhau trong quan niệm về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính. Cách tiếp cận lí thuyết về vai trò giới của T.Parsons tạo tiền đề lí luận cho những lí giải về sự khác biệt này, theo đó, nam giới và phụ nữ, với việc đảm nhận các vai trò khác nhau trong gia đình sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau trong quan niệm về giá trị con cái.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng chỉ ra được sự khác nhau trong quan niệm về giá trị con cái nhìn từ góc độ nghề nghiệp và nhóm tuổi. Với đặc thù nghề nghiệp về thu nhập, học vấn và khả năng tham gia xã hội, sự thỏa mãn các nhu cầu được đáp ứng từ phía con cái là khác nhau, do đó những kì vọng của họ về giá trị con cái thể hiện rõ sự khác biệt trong việc đánh giá bậc thang nhu cầu về giá trị con cái.
Đề tài chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái, trong đó nhận thức là yếu tố có khả năng tác động nhiều nhất bên cách các yếu tố về gia đình và xã hội.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Cách tiếp cận về giá trị con cái được triển khai nghiên cứu trong đề tài đã cụ thể hóa bức tranh bậc thang nhu cầu về giá trị con cái góp phần lí giải sự suy giảm mức sinh trong dân số, từ đó giúp cho các nhà nghiên cứu, người làm công tác dân số, các nhà hoạch định chính sách có những tác động kịp thời cũng như thúc đẩy xây dựng các giải pháp thực tiễn trong việc điều chỉnh mức sinh hợp lí phù hợp với cơ cấu dân số, tạo sự phát triển và ổn định về kinh tế xã hội của đất nước.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:Nghiên cứu quan niệm về giá trị con cái thể hiện ở mạng lưới về chi phí và lợi ích mà con cái mang lại đối với các bậc cha mẹ ở khu vực nông thôn và thành thị.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : DOAN THI THU TRANG 2. Sex: Female
3. Date of birth: 23/03/1994 4. Place of birth: Thanh Tam – Thanh Liem – Ha Nam
5. Admission decision number: 4295/2016/QĐ-XHNV Dated 16/12/2016 by USSH’s Rector
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The value of children at the families in Ha Noi (Studying at CT3 Building, Co Nhue 1 Street, Bac Tu Liem District, Ha Noi City, Viet Nam)
8. Major: Sociology 9. Code: 60310301
10. Supervisor: Doan Thi Thanh Huyen, Ph.D.in Sociology, Vietnam Women’s Academy
11. Summary of the findings of the thesis:
The major approach on research focus on describing and analyzing the way of looking at the value of children to parents at the families in Hanoi. It is said that seeing children as a means of satisfying the special need in terms of marriage, affection, psychology, economic utility, self-affirmant is the concretization “pleasures, likes, desires, wants, needs” parents impose on children.
Results indicated that, the two most important values were that (1) children bring the value of marriage and (2) children bring love and affection. By using the model that children would be valued most for meeting a particular need when there were fewest alternative mechanisms for fulfilling the need, this outcome helps prove hypothesis giving in research that parents emphasize the important of the basic psychological need more than the economic utility value to children.
Empirical research has documented the relationship between several important variables by sex – role definitions, occupation and age. This reflects lots of different looking at the value of children to individuals in the parenting role, especialy to groups differ widely in their sociodemographic factors.
This conceptualization was part of a theoretical model for predicting fertility motivation in the population by better understanding the values people perceive in children. The study was designed to investigate specific values that children can meet the best needs their parents wants.
12. Practical applicability, if any: Studying the value of children to understand about advantages of having children and how these relate to fertility attitudes.
13. Further research directions, if any: Studying the value of children at net costs and net benefits as percieved by parents living in rural and urban area.
14. Thesis-related publications: None
Tác giả: SOW
Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn